
Chẩn đoán hội chứng xám ở trẻ sơ sinh
Cho bé đi khám sức khỏe toàn diện và tìm hiểu về các loại thuốc mà bạn đang cho bé dùng là cách đơn giản nhất để chẩn đoán hội chứng xám ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, việc đo nồng độ chloramphenicol trong máu thường xuyên cũng là cách giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh.
Dấu hiệu cho thấy bé mắc phải hội chứng xám ở trẻ sơ sinh
Các triệu chứng của hội chứng này có thể xuất hiện từ 2 – 9 ngày sau khi điều trị:
- Nôn mửa
- Hạ huyết áp
- Thân nhiệt thấp
- Môi và da hơi xanh
- Bụng bị sưng
- Phân có màu xanh lá cây
- Nhịp tim bất thường
- Khó thở và không chịu bú
Biến chứng có thể xảy ra
Nếu hội chứng xám ở trẻ sơ sinh không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Các vấn đề về tuần hoàn máu có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch, gây tử vong
- Tủy xương bị tổn thương có thể khiến cơ thể ngừng sản xuất tiểu cầu và các tế bào máu mới, dẫn đến chảy máu và nhiễm trùng
- Rối loạn hoặc nhiễm trùng thứ phát có thể khiến hội chứng này trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là ở những bé sinh non.
Điều trị hội chứng xám ở trẻ sơ sinh
Điều trị sớm là cách tốt nhất để vượt qua căn bệnh này. Bước đầu tiên mà bạn phải làm là ngưng sử dụng thuốc. Nếu bạn dùng chloramphenicol để điều trị thì phải ngưng cho bé bú. Khi được chuyển đến bệnh viện, bác sĩ có thể cho bé:
- Truyền thay máu: Với phương pháp này, một phần máu của bé sẽ được loại bỏ và thay thế bằng máu hoặc huyết tương được hiến tặng.
- Chạy thận nhân tạo: Với phương pháp này, độc tố sẽ được loại bỏ, nồng độ kali và natri cũng sẽ được giữ cân bằng để duy trì huyết áp ổn định cho bé.
Ngăn ngừa hội chứng xám ở trẻ sơ sinh
Tránh cho bé uống chloramphenicol và không sử dụng loại thuốc này khi mang thai hoặc cho con bú là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh này. Hãy hỏi bác sĩ về những loại thuốc thay thế nếu bác sĩ kê toa cho bạn thuốc chloramphenicol.
Mặc dù thuốc chloramphenicol có thể gây nguy hiểm nhưng nếu bạn dùng nó dưới sự giám sát của bác sĩ thì sẽ không gây ra hội chứng xám ở trẻ sơ sinh. Trong trường hợp này, bạn sẽ được xét nghiệm máu thường xuyên để đảm bảo rằng thuốc không bị dư thừa trong máu.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!