Rất hiếm gặp tình trạng trẻ sơ sinh bị quầng thâm mắt. Song nếu con bạn gặp phải chuyện này, bạn cũng đừng lo ngại. Trẻ sơ sinh bị quầng thâm mắt có thể là do trẻ ngủ không đủ giấc hoặc đang ở trong tình trạng mệt mỏi.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Rất hiếm gặp tình trạng trẻ sơ sinh bị quầng thâm mắt. Song nếu con bạn gặp phải chuyện này, bạn cũng đừng lo ngại. Trẻ sơ sinh bị quầng thâm mắt có thể là do trẻ ngủ không đủ giấc hoặc đang ở trong tình trạng mệt mỏi.
Mặc dù vậy, trong một số trường hợp, lý do trẻ sơ sinh bị quầng thâm mắt có thể sẽ đặc biệt hơn. Bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm về nguyên nhân, cách trị và một số câu hỏi về mắt thâm quầng ở trẻ em.
Bé bị thâm quầng mắt hay trẻ sơ sinh bị quầng thâm mắt khiến bạn lo lắng? Vậy bạn đã hiểu rõ quầng thâm mắt là gì chưa? Vùng da quanh mắt bị sạm, tối màu được gọi là quầng thâm mắt, có thể đây chỉ là dấu hiệu của một vài sự cố hoặc dị ứng và rất hiếm khi tình trạng trở nặng. Da xung quanh mí mắt được gọi là vùng da quanh ổ mắt. Lượng melanin sản sinh ra cao hơn bình thường làm xuất hiện quầng thâm mắt được gọi là ‘tăng sắc tố vùng quanh mắt’.
Trẻ bị thâm quầng mắt hay mắt bé bị thâm quầng biểu hiện điều gì? Quầng thâm mắt xuất hiện có thể do trẻ thấy mệt mỏi, hoặc trẻ sơ sinh bị quầng thâm mắt do bị phơi nhiễm chất gây dị ứng hay chất kích thích. Ở một số trường hợp hiếm thì bị thâm quầng mắt dưới ở trẻ em có thể do xuất hiện khối u của các dây thần kinh, được gọi là bệnh u nang thần kinh. Nếu nhận thấy màu da xung quanh mắt quá tối, bạn nên đưa trẻ bị thâm mắt đến bệnh viện để khám.
Hoàn toàn ngược lại với giả định của hầu hết các bậc phụ huynh, mắt bé bị thâm không phải lúc nào cũng là kết quả của thói quen ngủ không đúng giờ hoặc sức khỏe của trẻ kém.
Đôi mắt trẻ bị sưng có thể do khóc trong thời gian dài hoặc tư thế ngủ khó khăn và hầu như không liên quan đến thâm quầng.
Túi dưới mắt chỉ là phần chất béo nằm dưới phần da xung quanh mắt của trẻ và không liên quan đến thâm quầng.
Hiện vẫn chưa có bằng chứng cụ thể hoặc nghiên cứu chứng minh việc mọc răng hoặc sốt ở trẻ dẫn đến xuất hiện quầng thâm.
Mắt của trẻ bị đỏ có thể là kết quả từ một vài nguyên do sau: dị ứng, nhiễm trùng, kích thích hoặc chỉ đơn giản bé dùng tay cọ xát mắt khi mệt. Trẻ sơ sinh thường nhạy cảm với thực phẩm hoặc các hạt trong không khí, khi tiếp xúc sẽ gặp phản ứng dị ứng dẫn đến mắt bị đỏ.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết những nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị quầng thâm mắt.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!