Để không rơi vào tình trạng này, tốt nhất bạn nên tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn vệ sinh và sử dụng kính áp tròng đúng cách. Ngoài ra, có thể sử dụng các thuốc nhỏ mắt nhằm làm dịu vết đỏ, giữ mắt ẩm hơn, tránh kích ứng do kính áp tròng gây ra.
7. Tụ máu dưới màng cứng khiến mắt bị đỏ

Tụ máu dưới màng cứng xảy ra khi một mạch máu ngay dưới bề mặt mắt bị vỡ và máu bị giữ lại, tạo thành một mảng đỏ tươi trong lòng trắng của mắt bạn. Đây là chấn thương rất phổ biến và mặc dù nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng nó sẽ không ảnh hưởng đến thị lực hoặc gây ra bất kỳ đau đớn nào.
Tụ máu dưới màng cứng có thể xảy ra trong những trường hợp như vận động, tập thể dục cường độ quá mạnh, nâng vật nặng hoặc thậm chí chỉ cần một cái hắt hơi hoặc ho mạnh cũng có khả năng gây tụ máu. Các mảng đỏ trong mắt thường sẽ mờ dần sau một vài tuần.
8. Mắt bị đỏ do bệnh tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp là một loạt các tổn thương ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác (dây thần kinh nối võng mạc mắt với não), thường là do áp lực quá lớn lên mắt hoặc do tích tụ chất lỏng. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của tăng nhãn áp là mắt bị đỏ lên. Các dấu hiệu khác bao gồm mờ mắt, nhìn thấy quầng sáng quanh đèn và đau mắt.
Bệnh tăng nhãn áp có khả năng dẫn đến mất thị lực, vì vậy, điều quan trọng là bạn phải gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để khám toàn diện nếu nghi ngờ mình có thể mắc bệnh này. Tăng nhãn áp thường tiến triển chậm nhưng nếu xuất hiện các vấn đề như đỏ mắt, thị lực suy giảm đột ngột kèm theo đau đầu hoặc buồn nôn, bạn cần đến cơ sở y tế để cấp cứu ngay lập tức.
Mặc dù tăng nhãn áp thường phổ biến hơn ở những người lớn tuổi nhưng bất kỳ đối tượng ở mọi lứa tuổi nào cũng đều có khả năng bị tăng nhãn áp. Hãy kiểm tra sức khỏe mắt thường xuyên, từ đó có thể chẩn đoán sớm và làm chậm tiến triển của bệnh với sự trợ giúp của thuốc.
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng mắt bị đỏ 1 bên hay 2 bên. Hiểu rõ sẽ giúp bạn chủ động điều trị sớm, tránh những tổn thương không đáng có cho mắt.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!