Kính áp tròng
Nếu bạn lo ngại tính thẩm mỹ và độ tiện lợi khi sử dụng kính mắt, thì kính áp tròng có thể là một sự lựa chọn phù hợp hơn. Cũng như kính mắt, loạn thị chữa được bằng kính áp tròng nhưng chỉ là giải pháp tạm thời giúp hỗ trợ khả năng nhìn cho bệnh nhân.
Kính áp tròng cứng được thiết kế đặc biệt giúp định hình lại đường cong của giác mạc, góp phần cải thiện thị lực cho người bị loạn thị. Ngoài ra, hiện nay, trên thị trường xuất hiện thêm một loại thấu kính mềm được gọi là kính áp tròng toric cũng giúp điều chỉnh chứng loạn thị.
Nếu bạn bị loạn thị nặng, kính áp tròng cứng có thể là một lựa chọn tốt hơn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể lựa chọn được loại kính phù hợp nhất.
Đeo kính áp tròng trong thời gian dài làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở mắt. Vì vậy, kính áp tròng cần được vệ sinh và chăm sóc thường xuyên để bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt.
Loạn thị có chữa được không? Phẫu thuật khúc xạ chính là giải pháp điều trị lâu dài
Loạn thị có mổ được không cũng được rất nhiều người quan tâm. Hiện tại, phẫu thuật khúc xạ sẽ giúp điều chỉnh lại các đường cong của giác mạc, cải thiện thị lực và từ đó giảm nhu cầu đeo kính cho người bị loạn thị. Nếu bệnh nhân sở hữu một đôi mắt khỏe mạnh, bác sĩ có thể đề nghị mổ để chữa khỏi tật loạn thị.

Các loại phẫu thuật khúc xạ cho tật loạn thị bao gồm:
- Phẫu thuật LASIK (Định hình nhu mô giác mạc có sự hỗ trợ bằng laser): Với quy trình này, bác sĩ phẫu thuật mắt sẽ mở một đường có bản lề ở lớp biểu mô trong giác mạc (lớp vỏ mỏng bao phủ lên giác mạc). Sau đó, sử dụng tia laser excimer để điều chỉnh lại hình dạng của giác mạc. Cuối cùng đặt lại lớp biểu mô về vị trí cũ.
- Phẫu thuật LASEK (Cắt lớp sừng dưới biểu mô có hỗ trợ bằng laser): Thay vì tạo một vạt trong giác mạc, bác sĩ phẫu thuật sẽ nới lỏng lớp biểu mô bằng một loại cồn đặc biệt. Sau đó, sử dụng tia laser excimer để thay đổi độ cong của giác mạc và sau đó định vị lại biểu mô đã nới lỏng ban đầu. Ngoài ra, còn có phương pháp Epi – LASIK, trong đó bác sĩ sử dụng một dao phẫu thuật đặc biệt thay cho cồn.
- Phẫu thuật mắt PRK (Cắt bỏ lớp sừng biểu mô giác mạc). Thủ tục này tương tự như phẫu thuật LASEK, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành loại bỏ lớp biểu mô bảo vệ giác mạc. Sau đó, lớp biểu mô này sẽ phát triển trở lại một cách tự nhiên, phù hợp với hình dạng mới của giác mạc. Bạn có thể phải đeo kính áp tròng trong vài ngày đầu sau khi phẫu thuật.
Loạn thị có chữa được không nếu mổ thì câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn một số biến chứng như sau:
- Sửa chữa thiếu hoặc sửa chữa quá mức tình trạng loạn thị ban đầu
- Nhìn thấy vầng sáng cầu vồng hoặc đốm sao giống như khi nhìn vào bóng đèn
- Khô mắt
- Sự nhiễm trùng
- Sẹo giác mạc
- Mất thị lực (hiếm gặp)
Hãy thảo luận với bác sĩ nhãn khoa về những rủi ro tiềm ẩn và lợi ích khi tiến hành phẫu thuật khúc xạ và lựa chọn loại phẫu thuật phù hợp nhất.
Phòng ngừa loạn thị tiến triển bằng cách nào?
Sau khi tìm hiểu loạn thị có chữa được không và các phương pháp điều trị phổ biến thì bạn cũng nên quan tâm và chăm sóc mắt nhiều hơn để phòng ngừa bệnh loạn thị tiến triển.
Hãy khám mắt thường xuyên để theo dõi tiến triển bệnh, đổi kính và có đơn thuốc phù hợp hơn với từng thời điểm. Nếu đeo kính mắt, bạn nên đeo liên tục, hạn chế việc quên kính.
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc loạn thị có chữa được không. Nếu bị loạn thị, bạn có nhiều lựa chọn để điều chỉnh và cải thiện thị lực của mình. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể chọn phương pháp điều trị đáp ứng tốt nhất nhu cầu về thị giác và lối sống của bản thân.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!