Bệnh nhân loạn thị trên 55 tuổi có thể phù hợp với phẫu thuật thay thủy tinh thể hơn là phẫu thuật mắt bằng laser. Những bệnh nhân có thể không phù hợp với phẫu thuật mắt bằng laser bao gồm: những người đang mang thai hoặc cho con bú, người bệnh tiểu đường, rối loạn tự miễn dịch như HIV / AIDS và viêm khớp dạng thấp, hoặc các bệnh về mắt khác như bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể cần được điều trị trước.
Bạn có thể quan tâm: Phát hiện sớm 5 triệu chứng loạn thị để điều trị kịp thời
Các phương pháp mổ cho mắt loạn thị
Sau khi hiểu rõ loạn thị có mổ được không, bạn cũng nên biết thêm về các phương pháp mổ cho mắt loạn thị. Có một số phương pháp mổ giúp điều chỉnh thị lực bằng laser có thể được sử dụng để điều trị loạn thị và mang lại cho bạn tầm nhìn rõ ràng hơn. Loại phẫu thuật này không chỉ điều trị loạn thị mà còn đồng thời điều chỉnh độ cận hoặc viễn thị.
Các loại phẫu thuật khúc xạ cho loạn thị bao gồm:
- Phẫu thuật LASIK. Với thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật mắt tạo một nắp mỏng, có bản lề trên bề mặt giác mạc. Sau đó, sử dụng tia laser excimer để điêu khắc lại hình dạng của giác mạc và sau đó đóng nắp lại. LASIK là một lựa chọn phù hợp cho bạn nếu giác mạc đủ dày.
- Phẫu thuật LASEK. Thay vì tạo một nắp mỏng trên giác mạc, bác sĩ phẫu thuật sẽ làm lỏng lớp mô mỏng ngoài cùng bảo vệ của giác mạc bằng một loại cồn đặc biệt. Sau đó, họ sử dụng tia laser excimer để thay đổi độ cong của giác mạc và cuối cùng định vị lại biểu mô bị lỏng lẻo.
- Phẫu thuật PRK. Tương tự như phẫu thuật LASEK , tuy nhiên, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ biểu mô ngoài cùng của giác mạc và để nó phát triển trở lại một cách tự nhiên, phù hợp. Bạn có thể phải đeo kính áp tròng băng bó trong vài ngày sau khi phẫu thuật. PRK sẽ thích hợp nếu bạn bị khô mắt hoặc giác mạc mỏng.
- Phẫu thuật SMILE. Đây là một loại phẫu thuật khúc xạ mới giúp định hình lại giác mạc bằng cách sử dụng tia laser để tạo ra một mô nhỏ hình hạt đậu bên dưới bề mặt giác mạc. Hạt đậu sau đó được lấy ra thông qua một vết rạch rất nhỏ. Nếu bạn đang quan tâm cận loạn thị có mổ được không thì phẫu thuật SMILE có thể là một lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, phẫu thuật này mới chỉ được chấp nhận để điều trị cận thị nhẹ.
Trong đó, phẫu thuật PRK và LASEK là lý tưởng cho những người có giác mạc mỏng. Mặt khác, LASIK chiếm 95% các phương pháp điều trị tật khúc xạ ở mắt bằng laser, vì nó linh hoạt và có thời gian phục hồi nhanh chóng.

Nếu bạn thắc mắc loạn thị có mổ được không thì nên cân nhắc đến một số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật khúc xạ bao gồm:
- Mức điều chỉnh chưa đủ hoặc quá mức vấn đề ban đầu
- Nhìn thấy vầng hào quang hoặc ánh sao như khi nhìn vào bóng đèn
- Khô mắt
- Nhiễm trùng
- Sẹo giác mạc
- Mất thị lực (hiếm gặp).
Chăm sóc mắt sau mổ loạn thị
Sau phẫu thuật điều trị tật khúc xạ nói chung và mổ loạn thị nói riêng, bệnh nhân cần quan tâm và chăm sóc mắt kỹ lưỡng hơn để hạn chế biến chứng sau mổ. Cụ thể như sau:
- Tuân theo chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc và những điều kiêng cữ để bảo vệ mắt.
- Tuyệt đối không dụi tay vào mắt.
- Không trang điểm mắt trong vòng một tháng đầu sau mổ.
- Tránh để nước, mồ hôi, xà phòng, khói bụi,…dính vào mắt trong ít nhất 1-2 tuần đầu.
- Hạn chế sử dụng điện thoại, xem tivi hay đọc sách báo trong 1 tuần đầu tiên.
- Tránh bơi lội, sử dụng bồn tắm nước nóng trong 1 – 2 tháng.
- Hạn chế sử dụng thức uống có cồn như rượu, bia và các chất kích thích.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, tránh các môn thể thao vận động mạnh có tiếp xúc trong 4 tuần đầu.
- Tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Bạn nên thăm khám sớm, thảo luận với bác sĩ để biết với trường hợp của mình, bị loạn thị có mổ được không và lựa chọn được phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!