Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Nhược thị là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả ra sao? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu căn bệnh này trong bài viết ngay sau đây nhé!
Não và mắt phối hợp với nhau để tạo nên thị lực. Mắt sẽ tập trung ánh sáng vào võng mạc. Sau đó, các tế bào của võng mạc kích hoạt tín hiệu thần kinh truyền dọc theo các dây thần kinh thị giác để tới não. Nhược thị là một thuật ngữ y khoa được sử dụng khi thị lực của một bên mắt giảm do hoạt động không ăn khớp với não. Mắt nhìn có vẻ bình thường, nhưng vì nhiều lý do mà não hoạt động tích cực với mắt bên còn lại hơn. Đôi khi tình trạng này còn được gọi là mắt lười.
Các triệu chứng và dấu hiệu của nhược thị bao gồm mắt lé trong hoặc lé ngoài, hai mắt không hoạt động đồng bộ với nhau và sai lệch cảm nhận về độ sâu của ảnh.
Mặc dù nhược thị thường chỉ ảnh hưởng tới một mắt nhưng bệnh cũng có thể liên quan cả hai mắt. Đôi khi, nếu bạn không đi khám mắt, sẽ không thể phát hiện được bệnh.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biểu hiện nhược thị, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bạn nên đến bác sĩ nhãn khoa thăm khám càng sớm càng tốt nếu gia đình bạn có bệnh sử về lé mắt, đục thuỷ tinh thể từ nhỏ hay các bệnh lý khác về mắt. Hoặc cha mẹ phát hiện thấy mắt của con bị lé trong vòng vài tuần lễ đầu sau sinh thì cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bất kỳ nguyên nhân nào làm cho mắt không hội tụ đúng mức đều có thể gây ra bệnh. Nhược thị do sự sai lệch giữa hai mắt, được gọi là lé. Với lé, mắt có thể lệch vào trong (lé trong) hoặc ra ngoài (lé ngoài). Đôi khi, nguyên nhân gây ra nhược thị là do phần trước mắt bị đục, gọi là đục thủy tinh thể.
Nguyên nhân phổ biến của nhược thị là do một bên mắt mất khả năng hội tụ so với mắt còn lại. Nhược thị có thể xảy ra khi mắt bị cận thị, viễn thị hoặc loạn thị . Những thuật ngữ này đề cập đến khả năng hội tụ ánh sáng vào võng mạc của mắt.
Nhược thị có thể nặng hơn nếu bạn:
Nhược thị là nguyên nhân thường gặp nhất của suy giảm thị lực ở trẻ em, ảnh hưởng đến khoảng 2-3 trẻ trong tổng số 100 trẻ. Nếu con bạn không được điều trị lúc nhỏ, tình trạng nhược thị sẽ tồn tại đến tuổi trưởng thành. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng suy giảm thị lực một mắt ở những người trẻ tuổi và trung niên.
Nhược thị có liên quan đến yếu tố gia đình. Trẻ sinh non, có cân nặng ít lúc mới chào đời hoặc những bé sinh ra trong gia đình có bệnh sử bị đục thủy tinh thể lúc nhỏ hay các bệnh nghiêm trọng về mắt sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh nhược thị.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng cách khám mắt toàn diện. Bác sĩ sẽ khám mắt bị lé cũng như sự khác biệt về thị lực giữa hai mắt hay kiểm tra thị lực kém ở cả hai mắt. Tuỳ thuộc vào độ tuổi của con bạn, bác sĩ có thể cho làm các phương pháp như sau:
Bác sĩ cũng kiểm tra viêm, u hay các vấn đề khác bên trong mắt.
Trong suốt 7-10 năm đầu sau sinh, hệ thống thị giác của bé sẽ phát triển rất nhanh. Các kết nối quan trọng giữa mắt và não bộ được tạo ra trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển này. Vì vậy, điều trị nhược thị càng tiến hành càng sớm càng tốt. Có hai cách phổ biến để điều trị nhược thị bao gồm:
Miếng dán
Bạn sẽ đặt một miếng dán lên bên mắt khỏe mạnh hơn trong vòng vài tuần đến vài tháng. Liệu pháp này buộc trẻ phải sử dụng mắt bị nhược thị. Miếng dán sẽ kích thích thị lực ở mắt yếu hơn và giúp các bộ phận của não tham gia vào quá trình phát triển thị lực hoàn thiện hơn.
Phụ huynh nên sử dụng miếng dán cho trẻ bị nhược thị trong vòng sáu giờ mỗi ngày. Nếu bạn sử dụng miếng dán trong thời gian ngắn hơn, chỉ 2 giờ mỗi ngày có thể giúp con bạn cảm thấy thoải mái nhưng lại không cải thiện được triệu chứng của tật nhược thị.
Thuốc
Bác sĩ sẽ nhỏ thuốc atropine vào mắt khỏe của trẻ để tạm thời làm mờ nó nhằm kích thích trẻ sử dụng mắt bị nhược thị, đặc biệt là khi tập trung nhìn vật ở gần. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng sử dụng mỗi ngày một lần thuốc nhỏ mắt atropine có tác dụng tương tự như miếng dán mắt. Loại thuốc nhỏ mắt atropine này có thể sử dụng được cho cả người lớn và trẻ em.
Hiện nay, các nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế và các nhà khoa học vẫn chưa xác định được tỷ lệ thành công trong việc điều trị nhược thị ở người lớn. Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu xem liệu điều trị nhược thị ở người lớn có thể cải thiện được thị lực hay không.
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu nhận diện và phát hiện nguyên nhân gây bệnh càng sớm càng tốt khi trẻ còn nhỏ.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!