backup og meta

Tìm hiểu các loại thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc

Tìm hiểu các loại thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc

Một số trường hợp viêm kết mạc do virus thường nhẹ và có thể tự khỏi, nhưng một số khác thì cần phải điều trị, đặc biệt là viêm kết mạc do vi khuẩn. Thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc thường là lựa chọn điều trị được bác sĩ chỉ định khá phổ biến.

Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm hiểu cụ thể về các loại thuốc nhỏ mắt chữa viêm kết mạc nhé!

Viêm kết mạc là gì?

Trước khi tìm hiểu về các loại thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc, chúng ta cần biết viêm kết mạc là gì? Viêm kết mạc (hay còn được gọi là đau mắt đỏ) là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng kết mạc, phần mô trong suốt nằm trên bề mặt bên trong của mí mắt và lớp phủ bên ngoài của mắt. Khi các mạch máu nhỏ trong kết mạc bị viêm, chúng sẽ hiện rõ hơn và làm cho lòng trắng của mắt có màu hơi đỏ hoặc hồng.

Viêm kết mạc là một bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến ở trẻ em và người lớn. Bệnh được gây ra bởi các chất gây dị ứng, vi khuẩn hoặc virus. Điều trị bằng thuốc nhỏ mắt sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu, hạn chế lây nhiễm và ngăn ngừa biến chứng. Loại thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc được chỉ định sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây bệnh.

Các loại thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc

Thuốc nhỏ mắt kháng sinh

thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc do virus và vi khuẩn

Viêm kết mạc do virus thường tự khỏi mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, đối với tình trạng viêm kết mạc nghiêm trọng do virus herpes simplex hoặc varicella – zoster gây ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus dưới dạng nhỏ mắt, chẳng hạn như trifluridine để điều trị.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh thường được dùng dưới dạng thuốc nhỏ mắt điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn gây ra. Thuốc kháng sinh có thể giúp kháng khuẩn, cải thiện nhanh tình trạng nhiễm trùng trong vòng một tuần, giảm biến chứng và giảm nguy cơ lây lan sang người khác. 

Thuốc nhỏ mắt kháng sinh đặc biệt cần thiết trong những trường hợp sau:

  • Mắt tiết dịch mủ và có khả năng lây nhiễm
  • Bệnh nhân có hệ thống miễn dịch bị suy yếu
  • Khi nghi ngờ bệnh do một loại vi khuẩn đặc biệt gây ra.

Thành phần của các loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh trị viêm kết mạc bao gồm: natri sulfacetamide, ciprofloxacin, gatifloxacin, polymyxin B, levofloxacin, chloramphenicol, tobramycin, ofloxacin,…

Thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc dị ứng

thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc dị ứng

Thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc dị ứng có tác dụng kiểm soát phản ứng dị ứng, giảm ngứa mắt, chống viêm,  bao gồm:

Tác dụng phụ

Giống như bất kỳ loại thuốc nào, thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc có thể gây ra các tác dụng phụ sau đây:

  • Châm chích
  • Bỏng mắt
  • Mờ mắt tạm thời
  • Phát ban
  • Ngứa mắt
  • Rát mắt
  • Đau và đỏ mắt
  • Sưng mắt
  • Các vấn đề về thị lực
  • Khô miệng
  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Bồn chồn
  • Mệt mỏi
  • Khó đi tiểu
  • Lú lẫn.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng thuốc nhỏ mắt điều trị viêm kết mạc.

Một số lưu ý khác khi dùng thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc

Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc cho bé nhiều lần trong ngày có thể gặp khó khăn. Người chăm sóc có thể gặp khó khăn khi nhỏ thuốc vào mắt bé bởi bé sẽ quấy khóc và liên tục nhắm mắt. Hãy nhỏ thuốc vào góc trong của mắt khi trẻ đang nhắm mắt, sau khi chúng mở mắt, thuốc sẽ chảy vào mắt. 

thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc cho bé

Nếu quá khó khăn khi sử dụng thuốc nhỏ mắt, hãy hỏi bác sĩ về thuốc mỡ kháng sinh. Thuốc có thể được thoa một lớp mỏng nơi hai mí mắt gặp nhau, để tan chảy và đi vào mắt.

Ngoài ra, một số lưu ý sau đây mà bạn nên thực hiện theo:

  • Đối với các loại thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc, không nên sử dụng trong thời gian dài để tránh các biến chứng nguy hiểm như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp,…
  • Chườm mát, chườm ấm lên mắt hoặc dùng nước mắt nhân tạo khi bị viêm kết mạc có thể giúp làm giảm triệu chứng và tạo cảm giác dễ chịu hơn.
  • Làm sạch mắt bị nhiễm trùng cẩn thận bằng nước ấm với gạc hoặc bông gòn mỗi ngày. Vứt bỏ cẩn thận các vật dụng như gạc và bông gòn sau khi sử dụng.
  • Không nên đeo kính áp tròng cho đến khi hết nhiễm trùng. Sau khi đeo lại, hãy khử trùng và vệ sinh kính áp tròng thật kỹ lưỡng.
  • Rửa tay sạch sẽ và thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng, đặc biệt là trước khi chạm tay vào mắt để ngăn ngừa lây nhiễm.
  • Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, khăn giấy, khăn mặt, khăn tắm, vỏ gối, đồ trang điểm mắt chung với người khác.
  • Giặt riêng khăn tắm và các loại khăn khác mà bệnh nhân đã dùng bằng nước nóng, không giặt chung với đồ còn lại của gia đình để tránh bị nhiễm bẩn.
  • Tránh xa những tác nhân có thể gây kích ứng như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn,…

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc. Ngoài ra, bạn có thể điều trị viêm kết mạc bằng thuốc mỡ thoa mắt, thuốc viên uống, chườm ấm, chườm lạnh hoặc nước mắt nhân tạo ngay tại nhà để bệnh nhân khỏi.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Pink eye (conjunctivitis). https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pink-eye/diagnosis-treatment/drc-20376360. Ngày truy cập: 23/05/2022

Treatment. https://www.cdc.gov/conjunctivitis/about/treatment.html. Ngày truy cập: 23/05/2022

PINKEYE (CONJUNCTIVITIS) MEDICATIONS. https://www.rxlist.com/pinkeye_conjunctivitis_medications/drugs-condition.htm. Ngày truy cập: 23/05/2022

Conjunctivitis. https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/conjunctivitis. Ngày truy cập: 23/05/2022

Pink Eye (Conjunctivitis). https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8614-pink-eye-conjunctivitis. Ngày truy cập: 23/05/2022

Pinkeye (Conjunctivitis). https://kidshealth.org/en/parents/conjunctivitis.html. Ngày truy cập: 23/05/2022

Conjunctivitis. https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/eyes/conjunctivitis#:~:text=Chloramphenicol,pharmacies%20to%20treat%20bacterial%20conjunctivitis. Ngày truy cập: 23/05/2022

Phiên bản hiện tại

24/05/2022

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Nhức 1 bên mắt là bị gì? Điểm danh những nguyên nhân thường gặp

Những quan niệm sai lầm về viêm kết mạc mắt


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 24/05/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo