Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Khám phá 7 cách chữa lẹo mắt hiệu quả nhất

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 08/06/2022

    Khám phá 7 cách chữa lẹo mắt hiệu quả nhất
    Quảng cáo

    Lẹo mắt là tình trạng viêm bờ mi của mắt. Nhiễm trùng do vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu gây lẹo mắt. Mụt lẹo có thể tự khỏi sau khoảng 1 – 2 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp cần phải áp dụng cách chữa lẹo mắt để loại bỏ mụt lẹo nhanh chóng.

    Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu cách trị lẹo mắt đơn giản, hiệu quả trong bài viết ngay sau đây nhé!

    1. Chườm ấm là cách chữa lẹo mắt đơn giản

    Tuy không phải là cách chữa lẹo mắt triệt để, nhưng chườm ấm có thể giúp giảm đau và thúc đẩy mụt lẹo nhanh lành.

    Bạn hãy dùng một chiếc khăn sạch thấm nước ấm, sau đó, vắt khăn cho ráo và đắp khăn ấm lên mắt đã nhắm. Làm ướt lại khăn khi khăn đã giảm nhiệt. Tiếp tục, lặp lại động tác này trong khoảng từ 5 – 10 phút. Sau đó, nhẹ nhàng massage mí mắt. Thực hiện chườm ấm 2 – 3 lần một ngày để thúc đẩy mụt lẹo nhanh lành.

    2. Vệ sinh mắt thường xuyên

    cách chữa lẹo mắt là giữ vệ sinh mắt

    Bạn nên tiến hành làm sạch mí mắt và vệ sinh mắt 2 lần một ngày. Pha dung dịch xà phòng nhẹ (có thể là dầu gội trẻ em) với nước. Nhúng một chiếc khăn hoặc miếng bông sạch vào dung dịch rồi nhẹ nhàng lau sạch dịch tiết ở mắt hoặc vảy bám trên lông mi hay dọc theo mí mắt. Đây là cách trị mụt lẹo đơn giản mà bạn nên làm hàng ngày.

    3. Cách chữa lẹo mắt: Thực hiện các mẹo để tránh nhiễm trùng

    Điều quan trọng là phải giữ cho vùng mắt sạch sẽ để tránh nhiễm trùng làm trầm trọng hơn các dấu hiệu bị lẹo mắt. Vi khuẩn gây bệnh lẹo mắt có thể lây lan từ mắt này sang mắt khác, từ người này sang người khác. Vi khuẩn xâm nhập vào mụt lẹo có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng và làm chậm quá trình tự chữa lành.

    Ngoài việc vệ sinh mắt thường xuyên, bạn có thể áp dụng các cách chữa lẹo mắt sau đây để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy lẹo mắt nhanh lành:

    • Tránh dụi hoặc chạm tay vào mắt
    • Đừng cố gắng nặn hoặc bóp mụt lẹo bởi có thể khiến nhiễm trùng lan rộng
    • Không trang điểm mắt cho đến khi mụt lẹo đã lành
    • Nếu bạn đeo kính áp tròng, hãy cố gắng không đeo cho đến khi mụt lẹo biến mất
    • Tránh dùng chung thuốc nhỏ mắt, đồ trang điểm và khăn lau mặt với người khác
    • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là trước và sau khi chạm vào mắt
    • Nhẹ nhàng rửa mắt bằng nước nếu bụi bẩn bám vào mi mắt.

    4. Kháng sinh điều trị lẹo mắt

    Thuốc kháng sinh điều trị lẹo mắt có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan và làm giảm đau.

    Kháng sinh điều trị lẹo mắt phổ biến nhất thường được dùng bao gồm thuốc nhỏ mắt kháng sinh và kem bôi lên mí mắt. Điều quan trọng là bạn phải sử dụng đúng loại kháng sinh giúp tiêu diệt được loại vi khuẩn gây lẹo mắt do bác sĩ chỉ định.

    Nếu tình trạng nhiễm trùng mí mắt nghiêm trọng hơn hoặc lan rộng ra ngoài mí mắt, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc kháng sinh đường uống, có ở dạng viên nén để ngăn vi khuẩn lây lan. Đôi khi, thuốc kháng sinh đường uống có thể được kê đơn trong trường hợp vùng xung quanh mắt bị nhiễm trùng hoặc sau khi phẫu thuật để dẫn lưu mụt lẹo.

    Bên cạnh đó, kháng sinh điều trị lẹo mắt bằng đường tiêm có thể được chỉ định để giảm sưng mí mắt trong những trường hợp sau đây:

    • Nhiễm trùng toàn thân và lây lan sang các vùng khác của cơ thể
    • Bệnh nhân có thể hệ thống miễn dịch suy yếu
    • Các loại kháng sinh điều trị lẹo mắt khác không hiệu quả.

    5. Cách chữa lẹo mắt với thuốc nhỏ mắt

    cách chữa lẹo mắt bằng thuốc nhỏ mắt

    Thuốc nhỏ mắt kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn để điều trị các tình trạng nhiễm trùng mắt do vi khuẩn gây ra, chẳng hạn như viêm kết mạc, viêm loét giác mạc, kháng sinh điều trị lẹo mắt và viêm bờ mi.

    Thành phần trong các loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh được sử dụng phổ biến để điều trị nhiễm trùng mắt do vi khuẩn nói chung và lẹo mắt nói riêng bao gồm: natri sulfacetamide, ciprofloxacin, gatifloxacin, polymyxin B, levofloxacin, chloramphenicol, tobramycin, ofloxacin, neomycin sulfat, moxifloxacin

    Lưu ý chỉ thực hiện cách chữa lẹo mắt với thuốc nhỏ mắt bằng tay sạch và không để đầu lọ thuốc chạm vào mắt để ngăn ngừa nhiễm trùng.

    6. Dùng thuốc giảm đau

    Thuốc giảm đau không kê đơn cũng là cách chữa lẹo mắt đơn giản, giúp làm dịu cơn đau hiệu quả. Một số loại thuốc giảm đau phổ biến như paracetamol hoặc ibuprofen được sử dụng để giảm viêm, giảm đau rát và sưng tấy do lẹo mắt gây ra. Không dùng thuốc giảm đau aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi. Không dùng thuốc giảm đau trong thời gian dài mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

    7. Phẫu thuật

    cách chữa lẹo mắt bằng phẫu thuật

    Khi lẹo mắt trở nên nghiêm trọng và có nguy cơ tái phát cao, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cắt bỏ mụt lẹo và làm sạch nhiễm trùng. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành gây tê cục bộ để làm tê khu vực mắt, sau đó, rạch một đường nhỏ để dẫn lưu mủ và ngăn ngừa lẹo mắt tái phát.

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 08/06/2022

    Quảng cáo

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    Quảng cáo
    Quảng cáo
    Quảng cáo