backup og meta

Sự phát triển của thai 33 tuần tuổi: Mẹ bầu cần lưu ý điều gì?

Sự phát triển của thai 33 tuần tuổi: Mẹ bầu cần lưu ý điều gì?

Khi thai nhi 33 tuần tuổi, tin vui là bé đang dần hoàn thiện hệ miễn dịch của riêng mình. Một yếu tố quan trọng khi bé chuẩn bị chào đời và sống ở môi trường ngoài bụng mẹ.

Vậy, sự phát triển của thai nhi tuần này có gì đáng chú ý? Mẹ bầu sẽ cảm thấy như thế nào và cần làm gì? Mời bạn cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau đây của Hello Bacsi nhé!

Sự phát triển của thai nhi 33 tuần tuổi

1. Cân nặng của thai nhi 33 tuần tuổi

Thai 33 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Bé lúc này có chiều dài tương đương một bắp cải thảo lớn.

  • Cân nặng khoảng 1,807 – 2,419kg
  • Chiều dài khoảng 43,7cm tính từ đầu đến gót chân.

Cụ thể, chỉ số thai nhi 33 tuần khác như sau:

  • Đường kính lưỡng đỉnh thai 33 tuần (BPD): 75 – 90mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 279 – 326mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 257 – 319mm
  • Chiều dài xương đùi thai 33 tuần (FL): 57 – 68mm.

Thông qua siêu âm, mẹ cũng có thể quan sát được hình ảnh thai nhi 33 tuần trong bụng mẹ.

2. Thai nhi 33 tuần phát triển như thế nào?

Thai nhi tuần 33 phát triển như thế nào?

Trong những tuần cuối cùng trước khi sinh, 

  • Bộ não và hệ thần kinh của bé hiện đã phát triển hoàn thiện.
  • Thai nhi 33 tuần tuổi có thể lắng nghe, cảm nhận và thậm chí nhìn thấy phần nào.
  • Đôi mắt của bé có thể phát hiện ánh sáng và đồng tử co và giãn ra để phản ứng với ánh sáng.
  • Bé trải qua giai đoạn ngủ với mắt chuyển động nhanh (giấc ngủ REM). Đây là giai đoạn ngủ mà giấc mơ có thể xuất hiện.
  • Phổi của bé gần đạt mức trưởng thành hoàn toàn.
  • Chất béo sẽ tiếp tục tích tụ trong cơ thể của bé để bảo vệ và giữ ấm sau khi chào đời.
  • Thai nhi 33 tuần sẽ tiếp tục tăng cân đáng kể trong vài tuần cuối cùng trước khi sinh.

Sự phát triển của thai nhi 33 tuần tuổi

  • Cân nặng khoảng 1,807 – 2,419kg
  • Chiều dài khoảng 43,7cm tính từ đầu đến gót chân
  • Đường kính lưỡng đỉnh thai 33 tuần (BPD): 75 – 90mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 279 – 326mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 257 – 319mm
  • Chiều dài xương đùi thai 33 tuần (FL): 57 – 68mm
  • Bộ não và hệ thần kinh của bé hiện đã phát triển hoàn thiện
  • Bé có thể lắng nghe, cảm nhận và thậm chí nhìn thấy phần nào
  • Đôi mắt phát hiện và phản ứng với ánh sáng
  • Bé ngủ hầu hết thời gian và có thể mơ trong khi ngủ
  • Phổi của bé gần đạt mức trưởng thành hoàn toàn
  • Chất béo sẽ tiếp tục tích tụ trong cơ thể của bé
  • Thai nhi 33 tuần sẽ tiếp tục tăng cân đáng kể.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 33

1. Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Mang thai 33 tuần là mấy tháng? Mang thai 33 tuần tức là bạn đang ở tháng thứ 8 của thai kỳ (tam cá nguyệt thứ ba). Vào tuần thứ 33, thai nhi trở nên lớn hơn và chiếm chỗ rất nhiều trong bụng mẹ, khiến mẹ bầu:

  • Gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Cảm thấy như có thứ gì đó đè nặng lên xương chậu.
  • Cảm thấy bản thân nặng nề, từ việc tìm một chỗ ngồi thích hợp tới việc ngủ cũng trở thành một thách thức lớn.
  • Cảm thấy một số cơn đau, ngứa ran và tê ở ngón tay, cổ taybàn tay.
  • Các mô trong cổ tay của mẹ có thể giữ nước và làm tăng áp lực trong ống cổ tay.
  • Cảm thấy như bụng bị thắt chặt trong khoảng 20 đến 30 giây trước khi các cơ được thư giãn trở lại. Đây là cơn co thắt Braxton Hicks và không gây đau đớn.

Nếu các cơn co thắt trở nên đau đớn hoặc bắt đầu xảy ra đều đặn, hãy liên hệ ngay với bác sĩ phòng trường hợp bạn sắp chuyển dạ.

2. Mẹ cần lưu ý gì khi mang thai 33 tuần?

Một số lưu ý cho mẹ bầu ở tuần thai này như sau:

  • Hãy thử mang một cái nẹp để cố định cổ tay hoặc chống đỡ cánh tay bằng một cái gối mỏng, mềm mại khi ngủ.
  • Nếu công việc của mẹ đòi hỏi động tác tay lặp đi lặp lại (ví dụ làm việc trên bàn phím hoặc trên một dây chuyền lắp ráp), hãy nhớ co duỗi bàn tay thường xuyên khi nghỉ giải lao.
  • Ở giai đoạn này, mẹ bầu nên suy nghĩ và lựa chọn cách thức sinh, nơi sinh và chuẩn bị đầy đủ túi đồ đi sinh.
  • Sữa bị rò rỉ từ ngực mẹ lúc này là sữa non, một chất lỏng màu vàng và là tiền thân của sữa mẹ.
  • Mẹ bầu nếu muốn sử dụng bất kỳ một sản phẩm nào trên da, chẳng hạn như thuốc chống côn trùng thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Chú ý đến các loại thực phẩm nạp vào phải là thực phẩm lành mạnh, vệ sinh và đảm bảo an toàn với mẹ và bé.

Thay đổi về mặt cơ thể mẹ bầu 33 tuần:

  • Khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày
  • Cảm thấy như có thứ gì đó đè nặng lên xương chậu
  • Cảm thấy bản thân nặng nề
  • Đau, ngứa ran và tê ở ngón tay, cổ tay và bàn tay
  • Tăng áp lực trong ống cổ tay
  • Cơn co thắt Braxton Hicks.

Lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ bầu mang thai 33 tuần

kiểm tra thai 33 tuần

1. Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Chỉ còn khoảng 6 tuần nữa là đến ngày chuyển dạ, các mẹ bầu hãy hỏi bác sĩ những câu hỏi và mối quan tâm mà mẹ muốn thảo luận, đặc biệt là:

  • Những điều liên quan đến chuyển dạ và sinh nở, bao gồm: tần số và thời gian kéo dài của cơn gò tử cung, những cách giúp kiểm soát cơn đau khi chuyển dạ (tiêm thuốc giảm đau, gây tê ngoài màng cứng).
  • Các triệu chứng khác mà mẹ đã và đang trải qua, chẳng hạn như thai 33 tuần đạp ít gò nhiều, thai 33 tuần ra máu nhưng không đau bụng hoặc đau bụng lâm râm…
  • Khi muốn dùng bất kỳ loại thuốc nào mà chưa chắc chắn về sự an toàn.
  • Khi gặp vấn đề về giấc ngủ và muốn dùng thuốc ngủ để hỗ trợ.

Lời khuyên cho mẹ bầu 33 tuần:

  • Lưu ý đến những điều liên quan đến chuyển dạ và sinh nở
  • Cảnh giác với những dấu hiệu bất thường
  • Cẩn thận khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

2. Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Thai nhi 33 tuần tuổi, giai đoạn này khi đến khám với bác sĩ, mẹ sẽ được thực hiện các kiểm tra:

Câu hỏi liên quan đến tuần thai thứ 33

1. Thai 33 tuần nặng 2kg có nhỏ không?

hình ảnh siêu âm thai 33 tuần

Trung bình, cân nặng thai nhi 33 tuần khoảng 1,807 – 2,419kg. Thực tế, mỗi bé sẽ có sự tăng trưởng và phát triển khác nhau. Nếu cân nặng thai nhi 33 tuần chênh lệch một chút so với những số liệu trên thì mẹ cũng không nên quá lo.  

Thai 33 tuần nặng 2kg4 hay 2kg đều nằm trong phạm vi cận nặng đạt chuẩn và mẹ có thể yên tâm nhé.

2. Thai 33 tuần nước ối bao nhiêu là đủ?

Theo ThS. BS. Ngô Thị Yên – Bệnh viện Từ Dũ, thai 33 tuần có chỉ số ối bình thường là 10. Nếu chỉ mới phát hiện nước ối giảm ở 3 tháng cuối mà kết quả xét nghiệm tầm soát tiền sản3 tháng đầu3 tháng giữa trong giới hạn bình thường thì mẹ bầu không cần quá lo lắng.

3. Thai 33 tuần chưa quay đầu có sao không hay thai 33 tuần ngôi mông có sao không?

Nếu thai nhi 33 tuần chưa quay đầu hay lại ở tư thế ngôi mông trong giai đoạn từ tuần 32 – 36 thì bác sĩ sẽ tác động để trẻ xoay ngôi thai thuận, góp phần giúp việc sinh nở sắp tới dễ dàng hơn.

Mẹ có thể bắt đầu cảm thấy như có thứ gì đó đè nặng lên xương chậu, đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang ở tư thế quay đầu hướng xuống, sẵn sàng cho việc chào đời.

mẹ bầu thai 33 tuần

Hello Bacsi hi vọng rằng qua những thông tin được chia sẻ trong bài, các mẹ bầu đã rõ về sự phát triển của thai nhi 33 tuần để chuẩn bị tốt hơn cho quá trình sinh nở sắp tới. Đừng quên tham gia Cộng đồng Mang thai Hello Bacsi để cập nhật những thông tin thai kỳ hữu ích nhé!

[embed-health-tool-pregnancy-weight-gain]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Poppy seed to pumpkin: How big is your baby? http://www.babycenter.com/slideshow-baby-size Ngày truy cập 01/12/2015

Pregnancy calendar week 33 http://kidshealth.org/parent/pregnancy_center/pregnancy_calendar/week33.html Ngày truy cập 01/12/2015

The World Health Organization Fetal Growth Charts: A Multinational Longitudinal Study of Ultrasound Biometric Measurements and Estimated Fetal Weight https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5261648/pdf/pmed.1002220.pdf Ngày truy cập 27/11/2022

Week 33 https://www.nhs.uk/start-for-life/pregnancy/week-by-week-guide-to-pregnancy/3rd-trimester/week-33/ Ngày truy cập 27/11/2022

Giảm nước ối AFI = 6-7; Thai 33 tuần (Mang thai lần đầu) https://tudu.com.vn/vn/suc-khoe-mang-thai/giam-nuoc-oi-afi-67-thai-33-tuan-mang-thai-lan-dau/ Ngày truy cập 01/10/2024

Phiên bản hiện tại

28/10/2024

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Thai nhi 36 tuần nặng bao nhiêu? Mẹ bầu lưu ý gì để thai khỏe mạnh

Sự phát triển của thai nhi 35 tuần - Những thay đổi, lưu ý mẹ cần biết


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Văn Thuận

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Đồng Nai - 2


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 28/10/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo