backup og meta

Vai trò của bạch cầu là gì? Vì sao tăng bạch cầu khi mang thai?

Vai trò của bạch cầu là gì? Vì sao tăng bạch cầu khi mang thai?

Tăng bạch cầu khi mang thai có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và đều khiến cơ thể mẹ bầu trải qua nhiều thay đổi.

Thời gian 9 tháng bầu bí khiến cơ thể phụ nữ thay đổi rất nhiều từ thể chất, tinh thần cho đến cảm xúc và khá nguy hiểm nếu bạn không nhận thức được những sự khác biệt này. Một trong các thay đổi khiến nhiều mẹ bầu sợ hãi có thể liên quan đến huyết học, chẳng hạn như bạch cầu tăng khi mang thai.

Bạch cầu (WBC) là gì?

Các tế bào trong hệ thống miễn dịch là các tế bào máu trắng (bạch cầu). Chúng giúp cơ thể chống lại các nhân tố lạ và tiêu diệt bất kỳ nguy cơ có hại. Ngoài ra, bạch cầu cũng xuất hiện ở hầu hết cơ quan, bộ phận. Mặt khác, mức độ tăng bạch cầu hoặc giảm bạch cầu sẽ trở thành chỉ số để xác định bạn có đang khỏe mạnh hay không.

Vai trò của bạch cầu

Dù có chung một mục đích là tăng cường chức năng hệ miễn dịch, nhưng các loại tế bào bạch cầu được sản xuất trong tủy xương có những chức năng khác nhau:

  • Bạch cầu đa nhân trung tính (neutrophils): Đây là loại bạch cầu có số lượng nhiều nhất và có vai trò chống lại tình trạng nhiễm khuẩn hoặc nấm.
  • Bạch cầu đơn nhân (monocytes): Có nhiệm vụ rút và hút chất độc hại của vi khuẩn, cuối cùng tiêu diệt chúng.
  • Bạch cầu ái toan (eosinophils): Đây là những “người lính” che chắn cơ thể để chống lại ký sinh trùng và phản ứng dị ứng khi mang thai.
  • Bạch cầu ái kiềm (basophils): Dù có thể ít hơn 1% trong tổng số tế bào bạch cầu, nhưng chúng làm việc chăm chỉ để điều chỉnh lưu lượng máu và tăng các tế bào nhằm duy trì hệ miễn dịch hoạt động ổn định khi mẹ bầu đang mắc bệnh.
  • Bạch cầu lympho (lymphocytes): Loại bạch cầu này tạo ra các kháng thể chống lại các tế bào lạ và phá hủy chúng.

Sự thay đổi số lượng bạch cầu

Việc tăng hay giảm chỉ số bạch cầu đều sẽ dẫn đến các thay đổi trong cơ thể khi mang thai. Đây là một yếu tố quan trọng gây ra sự mất cân bằng do máu có hiện tượng bị biến đổi.

  • Tổng lượng bạch cầu tăng trong trường hợp hệ miễn dịch phản ứng với tình trạng nhiễm trùng. Nguyên nhân có thể là do chấn thương, mang thai, dị ứng hay rối loạn tự miễn. Các triệu chứng khi tăng bạch cầu bao gồm: sốt, chóng mặt, phản ứng dị ứng và viêm.
  • Tổng lượng bạch cầu giảm khi tình trạng nhiễm trùng chi phối các tế bào làm cho hệ miễn dịch yếu đi và làm suy yếu cơ thể. Nguyên nhân có thể do suy tủy, nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết. Các triệu chứng của giảm bạch cầu là lãnh cảm, mệt mỏi, các biến chứng nặng của nhiễm trùng.

Hiện tượng tăng bạch cầu

Phụ nữ mang thai sẽ gặp một số dạng thay đổi bạch cầu và thường là vô hại:

1. Bạch cầu đa nhân trung tính

Các tế bào này thường gia tăng trong thai kỳ, nhưng nó không nguy hiểm cho cơ thể hoặc thai nhi. Chỉ số bạch cầu trung tính tăng cho thấy tủy xương đáp ứng tốt đối với việc tăng sản xuất tế bào hồng cầu.

2. Bạch cầu đơn nhân

Khi bắt đầu mang thai, hệ miễn dịch của người mẹ sẽ trải qua các thay đổi để tránh tấn công thai nhi. Một trong những sự khác biệt được quan sát thấy là việc gia tăng của bạch cầu đơn nhân. Tuy nhiên, tác dụng phụ của quá trình này có thể dẫn đến một số biến chứng nhất định trong thai kỳ như tiền sản giật.

Để loại bỏ mối nguy hại tiềm ẩn, bác sĩ có thể khuyên mẹ bầu nên làm thêm xét nghiệm khi chỉ số bạch cầu đơn nhân được đánh giá quá cao.

3. Bạch cầu ái toan 

Hầu như không có thay đổi về số lượng của các tế bào này. Bất kỳ thay đổi nào cũng sẽ là dấu hiệu cho thấy khả năng miễn dịch yếu hoặc bà bầu đang bị nhiễm trùng.

4. Bạch cầu ái kiềm

Không có sự thay đổi gây hại nào đáng chú ý của bạch cầu ái kiềm trong thời gian mang thai.

5. Bạch cầu lympho

Chỉ số bạch cầu lympho sẽ giảm trong hai tam cá nguyệt đầu tiên và tăng trong tam cá nguyệt cuối cũng như sau sinh. Những thay đổi này đến từ sự ức chế hoạt động miễn dịch trong thai kỳ.

Chỉ số bạch cầu bình thường khi mang thai

Tổng số tế bào bạch cầu ở phụ nữ không mang thai trung bình là từ 4.500 – 11.000/mm3. Khi mang thai, số lượng tối thiểu được duy trì là 6.000/mm3. Trong tam cá nguyệt thứ ba, chỉ số bạch cầu an toàn thường dao động trong khoảng 12.000 – 18.000/mm³.

Nguy cơ nếu chỉ số bạch cầu cao khi mang thai

Khi hệ miễn dịch tự điều chỉnh để phù hợp với thiên thần nhỏ phát triển bên trong, có khả năng chỉ số bạch cầu tăng theo từng khoảng thời gian khác nhau. Tuy nhiên, điều này không khác thường và ít cần đến biện pháp cấp cứu.

Nếu mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng đáng lo lắng như sốt, tăng huyết áp, căng thẳng cấp tính hoặc bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến miễn dịch, hãy đến bác sĩ ngay lập tức.

Nguyên nhân khiến tăng bạch cầu khi mang thai

Các nguyên nhân gây ra hiện tượng tăng hoặc giảm bạch cầu ở phụ nữ mang thai hoặc không mang thai là tương tự nhau. Chỉ số bạch cầu tăng quá cao nhưng không rõ lý do sẽ gây ra nhiều bệnh lý khác nhau. Mẹ bầu nên tránh một số yếu tố có thể kích thích tình trạng này bao gồm:

1. Bạch cầu tăng khi mang thai do căng thẳng

Tăng bạch cầu khi mang thai

Sự căng thẳng khi mang thai không chỉ do cảm xúc mà còn do sự thay đổi về thể chất. Căng thẳng khiến chỉ số bạch cầu tăng cao hơn tỷ lệ thông thường để bảo vệ cơ thể khỏi những ảnh hưởng tiêu cực. Do đó, mẹ bầu nên tập yoga và thiền để loại bỏ căng thẳng.

2. Nhiễm trùng

Bất kỳ hình thức nhiễm trùng do vi khuẩn hay nấm và gây nên các bệnh từ cảm lạnh thông thường đến nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) đều khiến chỉ số bạch cầu tăng khi mang thai. Mẹ bầu nên thận trọng nhằm giữ an toàn cho bản thân bằng cách tăng cường bổ sung vitamin cần thiết, vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Hệ miễn dịch của bạn đang phải làm việc cật lực hơn bao giờ hết trong thời gian mang thai. Do vậy, hãy chăm sóc cơ thể thật tốt nhé.

3. Viêm nhiễm

Các bệnh viêm và phản ứng dị ứng liên quan cũng sẽ dẫn đến hiện tượng chỉ số bạch cầu tăng. Trong các trường hợp này, các tế bào bạch cầu vội vã đến các khu vực cần giúp đỡ và phát triển tại đó khiến cơ thể chưa kịp phản ứng. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng kỹ thuật, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng để hạn chế tình trạng trên.

4. Bệnh bạch cầu hoặc các bệnh tự miễn

Các bệnh tự miễn như Crohn và Graves hoặc bệnh bạch cầu đều làm tăng các tế bào bạch cầu không chức năng. Không giống như trong các trường hợp khác, các tế bào này không làm gì cả mà chỉ tăng đến mức đáng báo động.

Vô số thay đổi trong cơ thể sẽ xảy ra trong khi mang thai và thậm chí sau đó nữa. Tăng bạch cầu trong thai kỳ không phải là điều đáng lo ngại, nhưng bất kỳ dấu hiệu suy yếu miễn dịch nào cũng nên được quan sát kỹ lưỡng.

Có thể bạn quan tâm: Thiếu máu khi mang thai: Mẹ bầu thiếu máu có ảnh hưởng đến thai nhi?

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What do white blood cells (WBC) levels mean from a complete blood count (CBC)? https://www.webmd.com/a-to-z-guides/qa/what-do-white-blood-cells-wbc-levels-mean-from-a-complete-blood-count-cbc ngày truy cập 25/01/2019

White Blood Cells (WBC) Count in Pregnancy https://parenting.firstcry.com/articles/white-blood-cells-wbc-count-in-pregnancy-know-whats-normal-whats-not/ ngày truy cập 25/01/2019

Physiological Changes in Hematological Parameters During Pregnancy https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3422383/ ngày truy cập 25/01/2019

High White Blood Cell Count

https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/17704-high-white-blood-cell-count Truy cập ngày 19/04/2022

Elevated white blood cell count in maternal trauma: does it predict placental abruption?

https://www.ajog.org/article/S0002-9378(03)01416-9/fulltext Truy cập ngày 19/04/2022

Phiên bản hiện tại

19/04/2022

Tác giả: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Sữa rửa mặt cho bà bầu: Mẹ xinh mà con vẫn khỏe!

Bà bầu bị phù chân do đâu và nên làm gì để giảm sưng phù?


Tác giả:

Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Ngày cập nhật: 19/04/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo