Hướng điều trị sưng hạch bạch huyết trong thai kỳ
Một số trường hợp nổi, sưng hạch do cảm lạnh thì tình trạng này sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Riêng nếu nguyên nhân bắt nguồn từ các bệnh nhiễm khuẩn, lúc này bạn có thể cần sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Ở thai phụ gặp vấn đề nghiêm trọng hơn như ung thư, thì phẫu thuật hoặc hóa trị, xạ trị sẽ được cân nhắc tùy vào tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi.
Để giảm đau do hạch bạch huyết, bạn có thể dùng một miếng gạc thấm nước ấm đặt lên vùng da bị ảnh hưởng. Lưu ý tuyệt đối không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Bởi lẽ, trong thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Biện pháp phòng ngừa nổi hạch bạch huyết cho mẹ bầu

Để ngăn vấn đề sưng hạch bạch huyết xảy ra trong thai kỳ, bạn nên thực hành các thói quen tốt cho sức khỏe. Mẹ bầu nên tránh tiếp xúc với những đối tượng mắc các bệnh ở đường hô hấp. Hơn nữa, cần tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo bão hòa. Gợi ý là bạn có thể tận dụng lợi ích đến từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả tươi trong thực đơn của mình để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Nếu nhận thấy tình trạng sưng hạch bạch huyết khi mang thai có liên quan đến sốt, sụt cân hoặc ra mồ hôi nhiều về đêm, bạn cần có sự can thiệp y tế ngay lập tức. Trường hợp nổi hạch có liên quan đến cảm lạnh hoặc cảm cúm nhưng kéo dài hơn một tuần, bạn vẫn nên đến bệnh viện để kiểm tra.
Hy vọng rằng những thông tin hữu ích trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng sưng hạch bạch huyết khi mang thai. “Cẩn tắc vô ưu”, mỗi khi đi khám thai định kỳ hay đột xuất, mẹ bầu đừng quên thông báo mọi triệu chứng bất thường cho bác sĩ để được tư vấn, xử lý các vấn đề sức khỏe kịp thời nhé!
Minh Phú/HELLO BACSI
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!