Có thể bạn quan tâm: Hiện tượng ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai: Vì sao và mẹ nên làm gì?
4. Một số nguyên nhân khác
Trường hợp mẹ bầu có làn da khô hoặc mắc bệnh da liễu như chàm, viêm da… thì cũng làm tăng nguy cơ nứt đầu nhũ hoa khi mang thai hoặc khiến nhũ hoa bị tróc da khi mang thai. Vì vậy, nếu có tiền sử mắc bệnh da liễu thì mẹ cần chú ý chăm sóc vùng da ở nhũ hoa khi mang thai để tránh viêm nhiễm nặng.
Mách bạn mẹo giảm đau nứt nhũ hoa khi mang thai
Nứt đầu nhũ hoa khi mang thai là tình trạng cần được xử lý kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm, nhiễm trùng hoặc thậm chí là áp xe vú. Sau đây là những bí quyết giúp mẹ cải thiện tình trạng đau nứt nhũ hoa:
1. Chọn áo ngực có kích cỡ phù hợp

Ngực của mẹ bầu thường trở nên ngày một lớn hơn cho đến khi sinh con. Vì vậy, chị em có thể cần đổi size áo ngực vài lần trong suốt thai kỳ. Cần lưu ý rằng áo ngực quá chật sẽ khiến mẹ bầu khó chịu, gia tăng ma sát với nhũ hoa và gây đau, nứt. Do đó, bạn nên chọn áo ngực với kích cỡ phù hợp, chất liệu mềm mại và tránh áo ngực có gọng để tạo cảm giác thoải mái khi mặc. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể ưu tiên chọn những loại áo ngực có dây phía sau dưới xương vai để nâng đỡ vòng 1 tốt hơn.
2. Dùng kem dưỡng ẩm kết hợp massage ngực để làm giảm nứt đầu nhũ hoa khi mang thai
Nguyên nhân gây nứt đầu nhũ hoa khi mang thai thường do vùng da này quá khô. Do đó, việc bôi kem dưỡng và massage có thể là giải pháp giảm khô nứt cho nhũ hoa hiệu quả. Mẹ bầu nên ưu tiên chọn kem dưỡng hoặc dầu dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên như dầu bạc hà, dầu dừa, dầu lanolin… để thoa lên vùng da nhũ hoa. Song song đó, chị em có thể kết hợp massage ngực để hỗ trợ lưu thông máu và ngăn ngừa vòng 1 chảy xệ sau sinh.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!