backup og meta

Mạch máu tiền đạo là gì? Chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Mạch máu tiền đạo là gì? Chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Mạch máu tiền đạo là biến chứng rất hiếm gặp với tỷ lệ 4/10.000 ca sinh. Đây thật sự là biến chứng rất nguy hiểm, có thể khiến em bé tử vong, do đó cần được chẩn đoán và điều trị sớm trong thai kỳ.

Mang thai là điều hạnh phúc, thiêng liêng và đáng mong chờ nhất của những người làm cha làm mẹ. Thực tế là đi cùng niềm vui được làm mẹ của nhiều phụ nữ là những nỗi lo bởi mang thai là một giai đoạn nhạy cảm với rất nhiều biến chứng và rủi ro có thể ập đến bất cứ lúc nào. Một trong số đó là hiện tượng mạch máu tiền đạo, một biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Để hiểu thêm tình trạng này, bạn hãy cùng Hello Bacsi theo dõi một số chia sẻ dưới đây nhé.

Mạch máu tiền đạo là gì?

Mạch máu tiền đạo (vasa previa) là hiện tượng một số mạch máu cuống rốn của thai nhi chạy ngang qua hoặc rất gần với lỗ mở của cổ tử cung. Các mạch máu này nằm trong màng, không được bảo vệ bởi dây rốn hay nhau thai. Do đó khi màng vỡ, chúng sẽ rất dễ bị vỡ và khiến thai nhi bị mất một lượng máu lớn. Nếu tình trạng chảy máu nghiêm trọng xảy ra, thai nhi có thể chết và người mẹ có nguy cơ gặp nhiều nguy hiểm.

Có đến 56% trường hợp mạch máu tiền đạo không được chẩn đoán dẫn đến thai chết lưu. Tuy nhiên, nếu tình trạng này được phát hiện trong thai kỳ, cơ hội sống sót của thai nhi tăng lên 97%.

Nguyên nhân gây ra tình trạng mạch máu tiền đạo

mẹ bầu khám mạch máu tiền đạo

Sa dây rốn là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng mạch máu tiền đạo khi mang thai. Đây là tình trạng dây rốn đi vào màng, dẫn đến các mạch máu không được bảo vệ bởi nhau thai.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác có thể là do nhau thai hai bên, trong đó nhau thai chia làm hai mảnh. Với những trường hợp này, các mạch không được bảo vệ ở nơi giao nhau giữa hai thùy.

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên thì còn có rất nhiều nguyên nhân khác như:

  • Mang đa thai
  • Thụ tinh trong ống nghiệm
  • Đã từng sinh mổ
  • Đã từng phẫu thuật tử cung trước đó

Có thể bạn quan tâm: 5 biến chứng khi mang thai mẹ bầu có thể phải đối mặt

Triệu chứng của mạch máu tiền đạo

Thông thường, tình trạng mạch máu tiền đạo chỉ được phát hiện khi người mẹ chuyển dạ bởi hiện tượng này thường ít khi có các triệu chứng ban đầu. Tuy nhiên, nếu bạn có các triệu chứng sau, hãy cẩn thận:

  • Chảy máu âm đạo không đau do vỡ mạch máu thai nhi trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Nếu gặp phải hiện tượng này, bạn sẽ thấy máu có màu sẫm, đỏ tía bởi máu của thai nhi có lượng oxy thấp hơn so với máu của mẹ.
  • Nhịp tim thai chậm bất thường khi các mạch máu bị vỡ và bắt đầu chảy máu.

Ngoài ra, nếu bạn có một số nguy cơ mắc phải hiện tượng mạch máu tiền đạo kể trên, hãy chia sẻ với bác sĩ để được kiểm tra mạch máu khi siêu âm thai. Việc phát hiện sớm tình trạng này giúp bảo vệ sức khỏe cho mẹ và tăng cơ hội sống cho bé.

Làm thế nào để chẩn đoán hiện tượng mạch máu tiền đạo khi mang thai?

siêu âm mạch máu tiền đạo

Mạch máu tiền đạo có thể được chẩn đoán bằng cách thực hiện siêu âm đầu dò kết hợp siêu âm Doppler. Bác sĩ sẽ khuyến nghị điều này nếu bạn có nguy cơ hoặc có các dấu hiệu cảnh báo nghi ngờ mắc phải hiện tượng này. Việc chẩn đoán sớm và có cách can thiệp kịp thời sẽ giúp đảm bảo bé sinh ra được an toàn và khỏe mạnh.

Phương pháo điều trị mạch máu tiền đạo khi mang thai

Không có cách nào ngăn chặn tình trạng này nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, khả năng sống sót của em bé là rất cao.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được bác sĩ chỉ định:

  • Siêu âm thường xuyên để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi và đảm bảo mạch máu không bị vỡ hoặc chảy máu.
  • Để vùng chậu được nghỉ ngơi, điều này có nghĩa là bạn không nên quan hệ tình dục và không được đặt bất cứ thứ gì vào bên trong âm đạo, ngoại trừ khi siêu âm. Ngoài ra, bạn nên nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc hoặc vận động quá sức.
  • Nhập viện trong khoảng thời gian từ 30 đến 32 tuần để theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mẹ và bé.
  • Sử dụng thuốc steroid để giúp phổi bé trưởng thành nhanh hơn nếu bé cần được sinh sớm.
  • Sử dụng thuốc chống co thắt để ức chế chuyển dạ.
  • Bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ trong khoảng thời gian từ tuần thứ 35 đến 36. Điều này là do nếu màng ối bị vỡ một cách tự nhiên thì mạch máu chắc chắn cũng sẽ bị vỡ gây nguy hiểm cho bé. Nếu sinh mổ, bác sĩ có thể điều chỉnh vị trí mổ tùy theo vị trí của nhau thai và mạch máu.

Chăm sóc phụ nữ mang thai đang gặp hiện tượng mạch máu tiền đạo

1. Trước khi sinh

Bà bầu bị mạch máu tiền đạo cần nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường, đặc biệt là trong ba tháng cuối. Ngoài ra, bà bầu cũng cần uống thuốc ức chế chuyển dạ để ngăn chặn các cơn co tử cung, siêu âm thường xuyên để đảm bảo dây rốn không chèn ép và dùng thuốc steroid để phổi bé phát triển nhanh.

2. Trong thời gian chuyển dạ và sinh con

Bác sĩ sẽ đề nghị sinh mổ ở tuần thứ 35 để tránh các cơn co thắt làm vỡ các mạch máu dây rốn. Nếu không được phát hiện sớm, các mạch máu cuống rốn sẽ vỡ ra, khiến thai nhi bị chảy máu và gây tử vong. Nếu tình trạng vỡ mạch máu xảy ra, bé sẽ mất rất nhiều máu và cần được truyền máu ngay lập tức.

3. Sau khi sinh

Em bé cần được kiểm tra ngay lập tức và có thể phải truyền máu. Ngoài ra, người mẹ cũng phải được kiểm tra để xác định xem có dấu hiệu xuất huyết hay không.

Mạch máu tiền đạo không gây nguy hiểm cho người mẹ nhưng lại rất nguy hiểm cho bé và có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu. Thông thường, nếu được phát hiện sớm, chỉ có 3 trong số 100 trẻ sinh ra theo cách này cần truyền máu sau khi sinh. Tuy nhiên, bé có thể gặp phải các biến chứng do sinh non như phổi kém phát triển hoặc nhẹ cân.

Ngân Phạm / HELLO BACSI

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Vasa Previa – Causes, Signs, and Treatment https://parenting.firstcry.com/articles/vasa-previa-causes-signs-and-treatment/ Ngày truy cập: 1/8/2019

Vasa Previa https://www.merckmanuals.com/home/women-s-health-issues/complications-of-pregnancy/vasa-previa Ngày truy cập: 1/8/2019

Everything You Need to Know About Vasa Previa https://www.healthline.com/health/pregnancy/vasa-previa Ngày truy cập: 1/8/2019

Vasa previa

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3309346/ Truy cập ngày 07/08/2022

Diagnosis and management of vasa previa

https://www.smfm.org/publications/215-diagnosis-and-management-of-vasa-previa Truy cập ngày 07/08/2022

Vasa Previa

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23465-vasa-previa Truy cập ngày 07/08/2022

Phiên bản hiện tại

07/08/2022

Tác giả: Ngân Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Tim thai: Dấu hiệu sức khỏe bé yêu mẹ cần đặc biệt lưu ý

8 cách trị ho cho bà bầu hiệu quả, an toàn, không dùng thuốc


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 07/08/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo