backup og meta

Vì sao bạn chóng mặt khi mang thai? Làm sao để vượt qua sự khó chịu?

Vì sao bạn chóng mặt khi mang thai? Làm sao để vượt qua sự khó chịu?

Mang thai là một quá trình đặc biệt xảy ra trong cuộc đời người phụ nữ. Suốt quãng thời gian này, cơ thể có rất nhiều thay đổi và bạn sẽ được trải nghiệm những cảm giác mà mình chưa từng biết đến trước đây. Chóng mặt khi mang thai là một trong những tình trạng phổ biến mà mẹ bầu sẽ gặp phải.

Mẹ bầu có thể cảm thấy lâng lâng và choáng váng nếu đứng dậy sau khi cúi xuống hoặc sau khi ngồi lâu. Nhưng tại sao mẹ bầu bị chóng mặt khi mang thai và làm thế nào để có thể giải quyết tình trạng đó? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu sâu hơn về tình trạng chóng mặt khi mang thai, nguyên nhân gây ra, cách giảm nhẹ tình trạng này cũng như thời điểm bạn cần tìm đến bác sĩ.

Mẹ bầu có thể bị chóng mặt khi mang thai ở giai đoạn nào?

Bạn có thể bắt đầu cảm thấy chóng mặt từ khoảng tuần thứ sáu ở tam cá nguyệt đầu tiên. Trong một số trường hợp, bạn vẫn có thể bị chóng mặt ngay cả khi đã bước sang tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Bởi vì khi đó, em bé bắt đầu phát triển nhanh và gây áp lực lên các mạch máu.

Chóng mặt khi mang thai là một triệu chứng phổ biến trong giai đoạn đầu của thai kỳ?

Chóng mặt khi mang thai

Trong thời kỳ đầu mang thai, mẹ bầu trải qua tình trạng ốm nghén và buồn nôn rất nhiều. Những triệu chứng này thường khiến cho lượng đường trong máu giảm và gây mất cảm giác ngon miệng, từ đó làm bạn bị chóng mặt.

Nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai là gì?

Nguyên nhân gây chóng khi mang thai phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ và có thể bao gồm cả những thay đổi khác nhau xảy ra trong cơ thể. Trongtam cá nguyệt đầu tiên, nội tiết tố và những thay đổi khác trong cơ thể làm giãn nở các thành mạch máu.

Điều này gây hạ huyết áp khiến bạn cảm thấy choáng váng. Ốm nghén cũng khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt, bởi vì cơ thể bạn có thể không thể hấp thụ đủ lượng dưỡng chất cần thiết qua thức ăn.

Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, lượng máu tăng 30% khi thai nhi phát triển. Điều này khiến huyết áp tăng lên, từ đó dẫn đến chóng mặt.

Ngoài ra còn có những lý do khác khiến bạn cảm thấy chóng mặt như:

  • Mất nước và chán ăn
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao
  • Giảm lượng đường trong máu do đái tháo đường thai kỳ
  • Tình trạng tiền sản giật mà bạn có thể mắc phải trong giai đoạn sau của thai kỳ
  • Nằm ngửa ở những tháng cuối của thai kỳ có thể gây áp lực quá nhiều lên những mạch máu có nhiệm vụ vận chuyển máu từ phần dưới cơ thể về tim. Điều này gây cản trở quá trình lưu thông tối ưu trong cơ thể và từ đó gây chóng mặt.
  • Hemoglobin, một loại protein chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, có thể không đáp ứng đủ vì nhu cầu máu của bạn sẽ tăng lên. Điều này có thể gây thiếu máu khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và hoa mắt.
  • Tình trạng ngất do co thắt có thể xảy ra khi dây thần kinh phế vị ảnh hưởng lên hệ tuần hoàn. Bạn có thể bị ngất xỉu hoặc cảm thấy như sắp ngất.

Khi chóng mặt, mẹ bầu sẽ cảm thấy thế nào?

Một số mẹ bầu bị chóng mặt và mệt mỏi. Một số khác lại cảm thấy buồn nôn và choáng váng hoặc cảm thấy chóng mặt kiểu “quay vòng vòng”. Khi đó, bạn có thể gặp những thay đổi về thị giác như hoa mắt hay ngã quỵ, mất thăng bằng.

Cách chữa chóng mặt khi mang thai

cách chữa chóng mặt khi mang thai

Hãy làm những điều này khi bạn đột nhiên cảm thấy chóng mặt:

  • Hãy nhờ người mở ngay cửa ra vào và cửa sổ hoặc đi đến những nơi thông thoáng.
  • Ngồi xuống từ từ để tránh ngã bất ngờ hoặc nếu có thể, ngồi với tư thế đặt đầu ở khoảng giữa hai đầu gối. Hãy đứng dậy từ từ, vì những chuyển động đột ngột sẽ làm tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn.
  • Hãy cố gắng nằm nghiêng sang trái. Làm như vậy giúp cải thiện lưu thông máu đến não và khiến bạn cảm thấy khá hơn.
  • Ăn nhẹ và uống một ít nước lọc hoặc nước trái cây sẽ giúp bạn tích lũy được khá nhiều năng lượng. Điều này cũng giúp bạn tránh được nguy cơ bị chóng mặt do giảm đường huyết.
  • Uống nhiều nước.
  • Tắm nước lạnh nếu bạn cảm thấy lâng lâng.

Phương pháp giúp ngăn ngừa chóng mặt khi mang thai

Bạn có thể phòng tránh các cơn chóng mặt xảy ra thường xuyên trong thời gian mang thai bằng cách thực hiện theo một số biện pháp đơn giản sau đây:

  • Không đứng trong một quãng thời gian quá dài. Nếu bạn bắt buộc phải đứng lâu, hãy cố gắng di chuyển thường xuyên để giúp máu được lưu thông tốt hơn.
  • Tránh thay đổi tư thế một cách đột ngột, đặc biệt là đứng dậy khi đang ngồi hoặc nằm, vì di chuyển đột ngột có thể khiến bà bầu chóng mặt.
  • Ăn đều đặn và tránh việc không ăn gì trong thời gian quá lâu. Điều này sẽ giúp duy trì lượng đường trong máu của bạn.
  • Đừng nằm ngửa khi bạn đã bước sang tam cá nguyệt thứ hai.
  •  Không tắm bằng nước nóng.
  • Mặc quần áo rộng để giúp giảm bớt nhiệt độ cơ thể và tăng khả năng lưu thông máu.
  • Uống đủ nước để tránh mất nước.
  • Bạn nên ở những nơi mát mẻ và trong lành, như vậy sẽ giúp bạn kiểm soát được nhiệt độ cơ thể của chính mình.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn không cần lo lắng quá nhiều nếu bị chóng mặt do đói, nóng, thay đổi tư thế đột ngột hoặc co giật. Tuy nhiên, không nên bỏ qua các cơn chóng mặt thường xuyên hoặc chóng mặt dai dẳng.

Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn bị chóng mặt kèm theo các tình trạng sau:

  • Mờ mắt
  • Nhức đầu dữ dội
  • Đánh trống ngực
  • Nói ngọng
  • Tê bì
  • Chảy máu âm đạo
  • Đau tức ngực
  • Khó thở
  • Đau bụng

Ngoài ra, bà bầu hay bị chóng mặt khó thở kèm theo nhịp tim nhanh và đau bụng thì nên đi khám, vì đó có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm và đánh giá cần thiết để theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn.

Hãy tìm hiểu về triệu chứng chóng mặt khi mang thai cũng như những cách để ngăn ngừa và giảm thiểu nó. Nếu bạn đã thực hiện theo những lời khuyên trên mà vẫn không cảm thấy khá hơn, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị một cách sớm nhất.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What causes pregnancy dizziness (feeling faint)?

https://www.webmd.com/women/qa/what-causes-pregnancy-dizziness-feeling-faint

Ngày truy cập:05/04/2019

Dizziness During Pregnancy: Causes And Prevention

https://americanpregnancy.org/pregnancy-health/dizziness-during-pregnancy/

Ngày truy cập:05/04/2019

Dizziness During Pregnancy: What Causes It And How To Prevent It?

https://www.momjunction.com/articles/ways-deal-fainting-dizziness-pregnancy_0022918/

Ngày truy cập:05/04/2019

How to Handle Dizziness During Pregnancy

https://www.nationwidechildrens.org/family-resources-education/family-resources-library/how-to-handle-dizziness-during-pregnancy Truy cập ngày 16/11/2021

Pregnancy Got You Dizzy? It Could be Your Blood Pressure

https://www.lancastergeneralhealth.org/health-hub-home/motherhood/your-pregnancy/pregnancy-got-you-dizzy-it-could-be-your-blood-pressure Truy cập ngày 16/11/2021

Why Do Pregnant Women Get Vertigo?

https://health.clevelandclinic.org/why-do-pregnant-women-get-vertigo/ Truy cập ngày 16/11/2021

Dizziness or Fainting During Pregnancy 

https://www.fairview.org/patient-education/116807EN Truy cập ngày 16/11/2021

Phiên bản hiện tại

16/11/2021

Tác giả: Phương Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Tim thai: Dấu hiệu sức khỏe bé yêu mẹ cần đặc biệt lưu ý

Bà bầu có được ăn pizza không? Những rủi ro mẹ cần lưu ý


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Phương Quỳnh · Ngày cập nhật: 16/11/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo