backup og meta

Yếu tố Rh là gì? Bất đồng nhóm máu Rh nguy hiểm ra sao trong thai kỳ?

Yếu tố Rh là gì? Bất đồng nhóm máu Rh nguy hiểm ra sao trong thai kỳ?

Bất đồng nhóm máu Rh hay yếu tố Rh không tương thích là tình trạng cần được quan tâm chú ý bởi sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con.

Bất đồng nhóm máu Rh (yếu tố Rh không tương thích) thường không có triệu chứng ở phụ nữ mang thai, nhưng đây là một tình trạng nghiêm trọng đối với thai nhi nếu không được điều trị. Bằng việc tìm hiểu những thông tin thiết yếu xoay quanh bất đồng nhóm máu Rh, mẹ bầu sẽ biết được mình nên làm gì để có được một thai kỳ an toàn.

Yếu tố Rh là gì?

Yếu tố Rh còn được gọi đầy đủ là yếu tố Rhesus. Đây là một loại protein được tìm thấy bên ngoài các tế bào hồng cầu. Protein được di truyền (truyền lại từ cha mẹ của bạn). Nếu bạn có protein, bạn có Rh dương tính. Nếu bạn không thừa hưởng protein, bạn là Rh âm tính. Phần lớn mọi người, khoảng 85%, là Rh-dương tính.

Yếu tố Rh không tương thích (bất đồng nhóm máu Rh) là gì?

Không tương thích yếu tố Rh là tình trạng cơ thể người mẹ và thai nhi có các yếu tố protein Rhesus (Rh) khác nhau. Điều này xảy ra khi người mẹ có yếu tố Rh âm tính (Rh–) nhưng em bé lại sở hữu Rh dương tính (Rh+). Yếu tố Rh là một loại protein đặc hiệu được tìm thấy trên bề mặt các tế bào hồng cầu.

Giống như nhóm máu, bạn sẽ thừa hưởng loại yếu tố Rh từ bố mẹ mình. Điều này cũng lý giải vì sao bất đồng nhóm máu giữa vợ và chồng có thể cần được quan tâm khi mang thai. Bởi vì phát hiện sớm thì mới có thể xử lý tình trạng bất đồng yếu tố Rh giữa mẹ và thai nhi kịp thời.

Ảnh hưởng của yếu tố Rh đến thai kỳ

Biểu tượng dương tính (+) hoặc âm tính (–) được ghi chú phía sau nhóm máu sẽ cho biết yếu tố Rh của bạn, chẳng hạn như nhóm máu AB+, nhóm máu O–.

Nhóm máu Rh (yếu tố Rh) không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, vấn đề trên sẽ trở nên quan trọng trong lúc mang thai. Nếu mẹ bầu có Rh– và em bé có Rh+ sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể thai phụ sẽ mặc định thai nhi là dị vật cần được loại trừ.

Điều này có nghĩa là nếu các tế bào máu từ thai nhi đi qua dòng máu của cơ thể mẹ trong quá trình mang thai, chuyển dạ và sinh nở thì hệ thống miễn dịch từ mẹ bầu sẽ tạo ra các kháng thể chống lại các tế bào hồng cầu của em bé.

Kháng thể là một phần của hệ thống miễn dịch trong cơ thể, có nhiệm vụ phá hủy những dị vật. Nếu nhóm máu của bạn có yếu tố Rh âm tính, bạn sẽ khá nhạy cảm với các nhóm máu dương tính khi cơ thể tạo ra các kháng thể.

Ngoài ra, cơ thể của mẹ bầu cũng có thể gửi các kháng thể qua nhau thai để tấn công các tế bào hồng cầu của thai nhi. Nhau thai là cơ quan kết nối mẹ bầu và em bé.

Dấu hiệu bất đồng nhóm máu Rh (yếu tố Rh không tương thích)

bất đồng nhóm máu Rh

Các triệu chứng bất đồng nhóm máu Rh (không tương thích Rh) ở thai nhi có thể có diễn biến từ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Khi các kháng thể ở người mẹ tấn công các tế bào hồng cầu của con, nhiều nguy cơ bé sẽ mắc bệnh tan máu. Đây là tình trạng nghiêm trọng cần đến sự quan tâm đặc biệt về mặt y khoa.

Nếu tế bào hồng cầu khỏe mạnh bị phá hủy, bilirubin sẽ tích tụ trong máu. Bilirubin là một chất hóa học được tạo ra từ sự phá vỡ các tế bào hồng cầu. Việc có quá nhiều bilirubin trở thành dấu hiệu cho thấy gan, bộ phận chịu trách nhiệm xử lý các tế bào máu cũ, đang gặp vấn đề.

Em bé có thể biểu hiện một hoặc nhiều triệu chứng sau đây nếu nồng độ bilirubin trong cơ thể tăng cao sau khi sinh:

  • Vàng da
  • Hôn mê
  • Giảm trương lực cơ

Những triệu chứng này sẽ giảm dần sau khi trẻ sơ sinh hoàn thành quá trình điều trị cho tình trạng bất đồng nhóm máu Rh (không tương thích yếu tố Rh).

Ai có nguy cơ mắc phải?

Bất kỳ phụ nữ nào có nhóm máu Rh âm tính và mang thai với người sở hữu nhóm máu Rh dương tính hoặc mang tình trạng nhóm máu Rh không xác định đều có nguy cơ bất đồng nhóm máu Rh (không tương thích yếu tố Rh). Tuy nhiên, với tỷ lệ những người có nhóm Rh âm tính thấp như hiện nay, điều này không xảy ra thường xuyên.

Theo Stanford Blood Center, tỷ lệ các nhóm máu bị phá vỡ như sau:

Nhóm máu Tỷ lệ bị phá vỡ
O+ 37.4%
O- 6.6%
A+ 35.7%
A- 6.3%
B+ 8.5%
B- 1.5%
AB+ 3.4%
AB- 0.6%

Cần có thời gian để phát triển kháng thể, nên thai con so (con đầu lòng) thường không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, người có Rh âm (-) có thể đã tạo kháng thể từ lần bỏ thai hoặc bị hư thai trước đó, nên đứa con sau đó có thể bị tình trạng bất đồng nhóm máu.

Một người mẹ có thể tiếp xúc với nhóm máu Rh dương trong các thủ thuật chẩn đoán trước sinh, như chọc ối. Trong xét nghiệm này, bác sĩ sử dụng kim rút dịch ối từ thai để làm xét nghiệm tìm những bất thường.

Chẩn đoán bất đồng nhóm máu Rh (không tương thích yếu tố Rh)

bất đồng nhóm máu Rh

Xét nghiệm máu nhằm xác định tình trạng Rh của bạn có thể sẽ được thực hiện trong lần khám thai đầu tiên.

Nếu kết quả là nhóm máu Rh âm tính (Rh-) thì chồng của bạn cũng có thể nhận được đề nghị kiểm tra yếu tố này. Khi các chỉ số cho thấy chồng bạn mang nhóm máu Rh âm tính thì sẽ không có gì phải lo lắng. Trong trường hợp ngược lại, nếu người bố có nhóm máu Rh dương tính và người mẹ lại mang nhóm máu Rh âm tính (bố Rh- mẹ Rh+), bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu bất đồng nhóm máu Rh (không tương thích yếu tố Rh) sau đây:

  • Xét nghiệm dương tính gián tiếp Coombs là dấu hiệu của không tương thích yếu tố Rh: Xét nghiệm này sử dụng mẫu máu nhằm tìm kiếm sự hiện diện của các kháng thể phá hủy tế bào trong huyết tương ở máu.
  • Nồng độ bilirubin trong máu trẻ sơ sinh: Chỉ số nồng độ này cao hơn bình thường là dấu hiệu của bất đồng nhóm máu Rh. Đối với một em bé sinh đủ tháng, nồng độ bilirubin nên dưới 6.0 miligam mỗi decilit trong 24 giờ đầu tiên sau khi chào đời.
  • Dấu hiệu phá hủy hồng cầu trong máu trẻ sơ sinh: Đây cũng là một dấu hiệu chỉ ra nguy cơ thấy bất đồng yếu tố Rh. Điều này có thể được xác định bởi hình dạng và cấu trúc của các tế bào hồng cầu thông qua hình thức lấy máu rồi kiểm tra dưới kính hiển vi.

Có thể bạn quan tâm: Xét nghiệm máu sàng lọc di truyền trước khi sinh: Vì sao mẹ bầu cần thực hiện?

Phương pháp chữa trị bất đồng nhóm máu Rh (không tương thích yếu tố Rh)

Quá trình điều trị sẽ tập trung vào việc ngăn chặn những ảnh hưởng của yếu tố không tương thích. Trong trường hợp nhẹ, em bé có thể được điều trị sau khi sinh bằng cách:

  • Truyền máu
  • Truyền chất điện giải
  • Quang trị liệu.

Quang trị liệu là hình thức dùng đèn huỳnh quang chiếu lên cơ thể em bé để giúp làm giảm lượng bilirubin trong máu.

Các thủ thuật y tế này có thể cần thực hiện lặp đi lặp lại cho đến khi các kháng thể Rh âm tính và lượng bilirubin dư thừa đã được loại bỏ khỏi máu của trẻ sơ sinh, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Nếu bạn mang thai và bác sĩ xác định rằng bạn đã phát triển kháng thể chống lại em bé, thai kỳ của bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ. Nếu xét nghiệm cho thấy bạn chưa tạo kháng thể nhóm máu Rh, bạn sẽ được tiêm globulin miễn dịch (RhIg) để phòng ngừa bất đồng nhóm máu. Lịch tiêm sẽ diễn ra vào gần cuối thai kỳ.

Biến chứng có thể gặp phải của tình trạng Rh không tương thích

Trong một vài trường hợp, nếu ảnh hưởng của tình trạng bất đồng yếu tố Rh không được ngăn chặn, các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra bao gồm:

  • Các biến chứng thai kỳ sớm như sẩy thai, chửa ngoài tử cung hoặc mẹ buộc phải bỏ thai
  • Tổn thương vùng dạ dày khi mang thai
  • Chảy máu khi mang thai
  • Co giật
  • Suy tim
  • Thiếu máu
  • Vàng da nhân não
  • Cơ thể sưng phồng do tích tụ chất lỏng
  • Gặp vấn đề với chức năng tinh thần, chuyển động, thính giác và kỹ năng nói.

Bất đồng nhóm máu Rh có thể ngăn chặn được không?

Tình trạng này có thể phòng ngừa được. Nếu bạn đang mang thai và sở hữu yếu tố Rh âm, hãy thông báo cho bác sĩ để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Trong trường hợp nhóm máu của người bố là Rh dương tính hoặc không rõ, việc thực hiện điều trị dự phòng bằng globulin miễn dịch sẽ ngăn ngừa những ảnh hưởng nghiêm trọng.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Rh Incompatibility https://www.healthline.com/health/rh-incompatibility ngày truy cập 22/04/2019

Rh Incompatibility During Pregnancy https://kidshealth.org/en/parents/rh.html ngày truy cập 22/04/2019

Rh Incompatibility https://emedicine.medscape.com/article/797150-overview ngày truy cập 22/04/2019

Rh Factor

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21053-rh-factor#:~:text=Rh%20incompatibility%20occurs%20when%20a,views%20as%20a%20foreign%20object. Truy cập ngày 02/06/2022

Rh incompatibility

https://www.mountsinai.org/health-library/diseases-conditions/rh-incompatibility Truy cập ngày 02/06/2022

Rh incompatibility

https://medlineplus.gov/ency/article/001600.htm Truy cập ngày 02/06/2022

The Rh Factor: How It Can Affect Your Pregnancy

https://www.acog.org/womens-health/faqs/the-rh-factor-how-it-can-affect-your-pregnancy Truy cập ngày 02/06/2022

Phiên bản hiện tại

02/06/2022

Tác giả: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Tim thai: Dấu hiệu sức khỏe bé yêu mẹ cần đặc biệt lưu ý

Tìm hiểu về xét nghiệm Non-stress test


Tác giả:

Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Ngày cập nhật: 02/06/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo