backup og meta

Bác sĩ xử lý thai chết lưu như thế nào? Những điều bạn cần biết

Bác sĩ xử lý thai chết lưu như thế nào? Những điều bạn cần biết

Không gì đau bằng nỗi đau mất con. Vì thế, bạn cần hiểu rõ cách xử lý thai chết lưu, các xét nghiệm tìm nguyên nhân và cơ hội mang thai lần sau.

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân cụ thể của thai chết lưu, việc tiếp theo mà các mẹ quan tâm là cách xử lý thai chết lưu. Đây là một nỗi mất mát quá lớn mà không người mẹ nào dễ dàng vượt qua. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ vấn đề này để có thể yên lòng hơn và tìm hiểu cơ hội mang thai lại sau khi mất con.

Thủ thuật y khoa nào xử lý thai chết lưu?

Sau khi nghi ngờ các dấu hiệu thai lưu, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra. Nếu thật sự chẳng may điều này xảy ra, việc tiếp theo bác sĩ sẽ làm là cho thai phụ lựa chọn thời điểm sinh. Thời gian và cách thức sinh tùy thuộc vào tuổi thai, tiền sử của thai phụ và lựa chọn mà thai phụ cảm thấy nhẹ lòng nhất. Một số thai phụ không thể sinh ngay vì các lý do sức khỏe, nhưng thường thì việc để thai chết lưu trong bụng cho đến khi thai phụ chuyển dạ tự nhiên vẫn được xem là an toàn.

Nhiều mẹ cũng thắc mắc không biết thai lưu bao lâu thì phải lấy ra? Thông thường, chuyển dạ sẽ bắt đầu sau 2 tuần kể từ khi phát hiện thai chết lưu. Bác sĩ có thể khuyến nghị:

1. Gây khởi phát chuyển d

Thông thường, bác sĩ sẽ xử lý thai lưu bằng thuốc đối với thai nhỏ hoặc dùng thủ thuật bấm ối để gây khởi phát chuyển dạ. Hầu hết thai phụ đều muốn được khởi phát chuyển dạ sớm sau khi biết tin họ bị thai chết lưu. Trong trường hợp thai phụ vẫn chưa tự chuyển dạ được sau 2 tuần thai chết lưu, bác sĩ sẽ tiến hành gây khởi phát chuyển dạ vì nếu thai chết lưu trong tử cung lâu sẽ dẫn đến nguy cơ rối loạn đông máu gây nguy hiểm cho mẹ (đông máu nội mạch lan tỏa).

2. Nong cổ tử cung và hút là phương pháp xử lý thai chết lưu

Bác sĩ sẽ nong cổ tử cung và dùng dụng cụ để lấy thai chết lưu ra ngoài. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ hạn chế thông tin mà bác sĩ có thể thu thập được để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể.

3. Mổ lấy thai

Bác sĩ sẽ thực hiện ca sinh mổ để lấy thai ra khỏi bụng mẹ.

Các xét nghiệm nào có thể được tiến hành sau khi xử lý thai chết lưu?

xét nghiệm máu sau khi xử lý thai chết lưu

Bác sĩ sẽ cần phải kiểm tra thai, nhau và dây rốn để tìm hiểu nguyên nhân tại sao thai chết lưu. Vì vậy, bác sĩ sẽ hỏi ý kiến bạn xem có muốn làm các xét nghiệm trên thai nhi để tìm ra nguyên nhân thai chết lưu hay không. Các xét nghiệm đó bao gồm :

  • Chọc ối. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ lấy nước ối đi xét nghiệm. Bác sĩ sẽ đề nghị thai phụ thực hiện xét nghiệm này trước khi thai phụ sinh nếu bác sĩ nghĩ rằng nguyên nhân gây thai chết lưu có thể là từ bất thường bộ gen
  • Giải phẫu tử thi. Sau khi xử lý thai chết lưu, bác sĩ sẽ kiểm tra các cơ quan của thai để tìm dấu hiệu dị tật bẩm sinh. Việc này sẽ rất có ích trong việc tìm ra nguyên nhân thai chết lưu cũng như xác định nguy cơ bạn có thai chết lưu sau này
  • Các xét nghiệm về gen để kiểm tra bất thường bộ gen thai nhi
  • Các xét nghiệm tìm dấu hiệu nhiễm trùng ở thai nhi hoặc nhau thai.

Ngoài việc kiểm tra các vấn đề của thai nhi, bác sĩ sẽ phải hỏi thêm về tiền sử gia đình và các vấn đề mà bạn gặp phải trong quá trình mang thai. Bác sĩ có thể xét nghiệm máu và thực hiện các xét nghiệm khác để kiểm tra xem bạn có bị nhiễm trùng, bất thường trong bộ gen hoặc các vấn đề khác như lupus ban đỏ hay rối loạn tuyến giáp.

Nếu đã từng bị thai chết lưu, bạn có thể sinh con khỏe mạnh ở lần mang thai kế tiếp không?

Câu trả lời là có. Với hầu hết phụ nữ, tỉ lệ thai chết lưu liên tiếp là rất thấp, ít hơn 1/100. Nếu đã từng trải qua quá trình xử lý thai chết lưu và đang suy nghĩ về việc mang thai lần nữa, hãy đảm bảo việc hồi phục về thể chất lẫn tinh thần và gặp bác sĩ để được tư vấn về dự định tiếp theo này. Bác sĩ có thể đề nghị cho bạn xét nghiệm để cố gắng tìm ra nguyên nhân thai chết lưu trước đây. Trong trường hợp này, bạn nên đợi sau khi có kết quả xét nghiệm để được nghe bác sĩ tư vấn đầy đủ.

Bạn có thể quan tâm: 6 dấu hiệu thai lưu dễ phát hiện nhất mẹ cần cảnh giác!

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Stillbirth

www.marchofdimes.org/complications/stillbirth.aspx

Ngày truy cập 28/01/2021

Stillbirth

www.nhs.uk/conditions/Stillbirth/Pages/Definition.aspx

Ngày truy cập 28/01/2021

Stillbirth

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9685-stillbirth Truy cập ngày 14/12/2021

Management of Stillbirth

https://www.acog.org/clinical/clinical-guidance/obstetric-care-consensus/articles/2020/03/management-of-stillbirth Truy cập ngày 14/12/2021

Medical treatment for early fetal death (less than 24 weeks)

https://www.cochrane.org/CD002253/PREG_medical-treatment-early-fetal-death-less-24-weeks Truy cập ngày 14/12/2021

Phiên bản hiện tại

14/12/2021

Tác giả: Đăng Lâm

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Mọc lông bụng khi mang thai có nên lo lắng hay không?

Bà bầu đau bụng dưới khi mang thai: Nguyên nhân và hướng khắc phục


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Đăng Lâm · Ngày cập nhật: 14/12/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo