backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Mọc lông bụng khi mang thai có nên lo lắng hay không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 04/06/2021

    Mọc lông bụng khi mang thai có nên lo lắng hay không?

    Trong hầu hết trường hợp, hiện tượng bà bầu mọc lông bụng khi mang thai là điều bình thường và sẽ tự biến mất sau khoảng 6 tháng kể từ lúc con yêu ra đời.

    Dù trước đây cơ thể bạn không có nhiều lông thì điều này có thể thay đổi hoàn toàn trong thời gian mang thai. Trong ba tháng cuối của thai kỳ, bụng của bạn sẽ bắt đầu phát triển lớn hơn và chứng minh cho việc con yêu đang phát triển.

    Tuy nhiên, điều này cũng khiến mẹ bầu nhận thấy lông ở bụng và một số khu vực bắt đầu mọc rậm hơn. Vậy nguyên nhân bà bầu mọc lông bụng khi mang thai do đâu? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

    Nguyên nhân mọc lông bụng khi mang thai

    Tại sao khi có bầu bụng lại mọc nhiều lông là thắc mắc rất phổ biến. Theo các chuyên gia sức khỏe, có bầu mọc lông bụng có thể là cơ thể bạn đang có sự thay đổi hormone đột ngột bao gồm estrogen. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng bà bầu mọc lông bụng. Bạn có thể nhận thấy rằng các sợi lông bụng bầu mới mọc sẽ dày và dài hơn so với lông tay chân. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể mọc lông ở các khu vực như:

    • Cánh tay
    • Ngực
    • Mặt
    • Hông
    • Thắt lưng
    • Vai
    • Lưng

    Lông bụng mọc khi mang thai có ý nghĩa gì không?

    bà bầu mọc lông bụng khi mang thai

    Có rất nhiều lời đồn cho rằng lông bụng mọc nhiều khi mang thai có thể cho biết giới tính của thai nhi nên nhiều người băn khoăn không biết bầu lông bụng mọc nhiều là trai hay gái. Đa phần, nhiều người tin rằng mọc lông bụng là dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai bé trai. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh cho ý kiến trên. Mọc lông bụng chỉ đơn giản cho biết rằng các hormone trong cơ thể bạn đang làm việc chăm chỉ để giúp cơ thể nuôi dưỡng con yêu khỏe mạnh.

    Nếu bạn tò mò về giới tính của con yêu, bạn hãy tham khảo bài viết Nhận biết 16 dấu hiệu mang thai bé gái và bài 13 dấu hiệu mang thai bé trai.

    Hiện tượng mọc lông bụng khi mang thai liệu có hết?

    Lông bụng mọc khi mang thai thường biến mất khoảng 6 tháng sau sinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận thấy rụng lông, tóc ở các bộ phận cơ thể khác trong thời gian này. Nếu hiện tượng mọc lông không biến mất hoặc thậm chí lan rộng và trở nên dày hơn, hãy đến bác sĩ để được kiểm tra máu nhằm đảm bảo đây không phải là do các tình trạng khác gây nên như:

    Bà bầu có thể triệt lông khi mang thai không?

    Dù tình trạng mọc lông bụng khi mang thai sẽ biến mất sau khi sinh, nhưng một số thai phụ vẫn muốn loại bỏ vì lý do thẩm mỹ. Các phương pháp loại bỏ lông đơn giản như cạo, wax lông thường an toàn đối với thai phụ. Tuy nhiên, lúc này, da của bạn mỏng manh và nhạy cảm hơn bình thường. Bạn hãy thoa một chút dầu dừa lên vùng bụng sau khi tẩy để tránh bị kích ứng.

    Những phương pháp tẩy lông chuyên nghiệp không được nghiên cứu rộng rãi về độ an toàn đối với bà bầu. Đó là các phương pháp: tẩy trắng, kỹ thuật đốt điện, tẩy lông bằng laser, kem tẩy lông. Tuy nhiên, nếu sau khi sinh, lông vùng bụng không biến mất mà phát triển nhiều hơn, bạn nên đến bác sĩ khám hay lựa chọn những mỹ phẩm tẩy lông cần thiết.

    Khi nào bà bầu mọc lông bụng báo hiệu tình trạng nguy hiểm?

    Tuy bà bầu mọc nhiều lông bụng khi mang thai không có gì phải lo lắng nhưng trong một số ít trường hợp, có bầu mọc lông bụng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể sản xuất quá nhiều androgen (hormone sinh dục nam giới như testosterone). Một số nguyên nhân có thể gây ra chứng tăng sinh androgen bao gồm hội chứng buồng trứng đa nang và uống thuốc điều trị động kinh.

    Ngoài gây mọc lông vùng bụng, cơ thể tăng sản xuất androgen còn gây ra: cao huyết áp, mụn trứng cá, kinh nguyệt không đều, giọng trầm, tăng cân nhanh, khối cơ lớn hơn.

    Dù tình trạng này rất hiếm nhưng nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Ví dụ, bé gái có nguy cơ phát triển các đặc điểm giống như con trai do lượng androgen dư thừa trong máu của mẹ. Bạn nên thông báo với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng tăng sản xuất androgen. Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng hormone cho bạn và kê toa thuốc nếu cần.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 04/06/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo