backup og meta

Tất tần tật những điều mẹ cần biết về hệ tuần hoàn và nhịp tim thai

Tất tần tật những điều mẹ cần biết về hệ tuần hoàn và nhịp tim thai

Nhịp tim thai là một trong những âm thanh thú vị nhất mà bố mẹ có thể nghe được khi bé yêu còn đang trong bụng mẹVậy mẹ đã biết nhịp tim thai ở bé hình thành và thay đổi như thế nào chưa? 

Kể từ khi mang thai, một trong những cột mốc đầu tiên mà bố mẹ mong đợi là nghe được tiếng tim thai đập, một dấu hiệu cho biết thai nhi đang phát triển. Âm thanh này sẽ khiến bạn yên tâm hơn phần nào về đứa con trong bụng. Dù chẳng khác mấy so với nhịp tim bình thường nhưng nhịp tim của thai nhi luôn có những thay đổi lớn xảy ra với tim và hệ tuần hoàn mỗi tuần.

Tim thai hình thành như thế nào? Bao nhiêu tuần thì có tim thai?

Vào tuần thứ 4, nhịp tim vẫn chưa nghe thấy, nhưng mạch máu đã hình thành bên trong phôi thai. Nó sẽ sớm phát triển thành tim và hệ tuần hoàn máu của thai nhi. Trong giai đoạn đầu, trái tim giống như một cái ống, sau đó xoắn lại và phân chia, cuối cùng hình thành trái tim và van (mở và đóng để giải phóng máu từ tim đến cơ thể).

Trên thực tế, vào tuần thứ 5, ống tim thai bắt đầu đập nhanh đột ngột nhưng bạn vẫn chưa nghe được. Trong những tuần đầu tiên, các mạch máu tiền thân cũng bắt đầu hình thành trong phôi.

Khi nào mẹ có thể nghe được tim thai?

khi nào mẹ có thể nghe được nhịp tim thai

Đến tuần thứ 6, tim thai lúc này có thể đập 80 lần/phút. Tim thai bây giờ đã có 4 ngăn rỗng, mỗi ngăn có lối vào và lối ra để máu chảy vào và ra khỏi mỗi ngăn. Nếu phát triển bình thường thì trong 2 tuần nữa, nhịp tim sẽ tăng lên 150 lần/phút. Nhịp tim của thai nhi lúc này nhanh gấp đôi nhịp tim của bạn.

Với sự tăng trưởng trên, bạn có thể nghe được nhịp đập của thai lần đầu tiên trong khoảng tuần thứ 9 hoặc tuần thứ 10 của thai kỳ. Khoảng thời gian này, tim thai nhi thường đập khoảng 170 lần/phút, con số này sẽ giảm dần cho đến khi bé ra đời. Để có thể nghe rõ nhịp tim của thai nhi, bác sĩ hoặc hộ lý sẽ đặt một thiết bị siêu âm cầm tay được gọi là Doppler trên bụng bạn để khuếch đại âm thanh nhịp tim thai nhi.

Bạn nên làm gì khi không nghe được nhịp tim thai?

Bạn đừng quá lo lắng, bởi có thể là do thai nhi đang ẩn náu ở góc tử cung hoặc đang quay lưng ra ngoài khiến thiết bị siêu âm Doppler khó xác định được nhịp tim chính xác. Trong vài tuần sau, âm thanh kỳ diệu của nhịp tim của bé chắc chắn sẽ nghe thấy được.

Siêu âm và chuẩn đoán khuyết tật tim bẩm sinh

Vào tuần thứ 11, bác sĩ sẽ siêu âm để kiểm tra là tim vẫn đang khỏe mạnh hay không bằng cách kiểm tra các vấn đề liên quan đến cấu trúc của tim thai nhi (được gọi là chuẩn đoán khuyết tật tim bẩm sinh). Mỗi năm có khoảng 36.000 trẻ sơ sinh ra đời mắc bệnh khuyết tật tim bẩm sinh. Đây được xem là một trong những loại bệnh phổ biến nhất.

Hiện nay chưa có thuốc nào có thể điều trị được khuyết tật tim bẩm sinh cho thai nhi nên bạn hãy sinh con tại bệnh viện hoặc trung tâm y tế lớn, nơi có đầy đủ các thiết bị chăm sóc tim của trẻ sơ sinh cần thiết.

Đôi khi bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật điều trị khiếm khuyết tim bẩm sinh cho bé ngay sau khi sinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể chờ đến khi bé lớn hơn hoặc điều trị bằng thuốc. Nếu phát hiện ra vấn đề liên quan đến nhịp tim thai thì bác sĩ sẽ kê toa thuốc để giảm tỷ lệ rủi ro sinh non cho bạn.

Có một tin tốt là đa số các khuyết tật tim bẩm sinh có thể được điều trị nếu phát hiện sớm và kịp thời. Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh cần đi khám bác sĩ tim mạch định kỳ từ bé cho đến khi trưởng thành.

Bạn có thể nghe được nhịp tim thai bằng ống nghe?

nghe nhịp tim thai bằng ống nghe

Vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, bạn bắt đầu có thể nghe thấy nhịp tim thai bằng ống nghe. Nếu bác sĩ cần nghe rõ và quan sát kỹ hơn thì sẽ tiến hành siêu âm tim thai. Đây là loại siêu âm đặc biệt nhằm kiểm tra tim thai nhi trong khoảng từ tuần 18 đến tuần 24. Đối với mẹ bầu có tiền sử gia đình mắc khuyết tật tim bẩm sinh, bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh tự miễn dịch, bạn chắc chắn sẽ cần phải thực hiện loại siêu âm này.

Ở tuần 24, nhịp tim của thai nhi ở khoảng 140 nhịp mỗi phút. Vào cuối tuần 25, các mao quản (mạch máu nhỏ nhất) đang dần hình thành và máu cũng đã vận chuyển đầy đủ tới các mao mạch này. Các mao quản vận chuyển lượng oxy trong máu qua các động mạch của tim tới các mô trong cơ thể của thai nhi và sau đó, lượng máu bị khử oxy được đưa trở về phổi. Hoạt động này làm cho các mạch máu nhỏ bé trở thành trung tâm của hệ tuần hoàn.

Hệ thống tuần hoàn thay đổi khi bé yêu chào đời

Hệ tuần hoàn máu của thai sẽ tiếp tục phát triển để chuẩn bị sẵn sàng cho việc chào đời khoảng tuần thứ 40. Tuy hệ tuần hoàn của thai nhi phát triển nhanh chóng trong suốt thai kỳ nhưng lại thực hiện một chức năng khá khác biệt khi bé sinh ra.

Hãy nhớ rằng, trước khi được sinh ra, phổi của thai nhi vẫn chưa hoạt động. Nguyên nhân là vì thai không hít thở bằng phổi khi còn trong tử cung mà dây rốn và nhau thai kết nối với mẹ sẽ đảm nhiệm các chức năng đó. Khoảnh khắc lọt lòng chính là lúc nhịp thở đầu tiên của bé chính thức bắt đầu.

Hệ tuần hoàn dựa vào dây rốn để cung cấp cho thai nhi lượng máu giàu oxy và giàu chất dinh dưỡng, vận chuyển những gì bé cần từ bạn và sau đó loại bỏ lượng máu không oxy hóa và chất thải trở lại nhờ vào các động mạch và tĩnh mạch rốn.

Một điểm khác biệt nữa là tim thai có 2 ống shunt để không dẫn máu vào phổi (vì chúng không cần thiết trong tử cung). Thai nhi có động mạch phổi (từ tim đến phổi) và động mạch chủ (từ tim đến cơ thể), được nối với một mạch máu khác gọi là ống dẫn động mạch. Điều này cũng giúp giải phóng máu khỏi phổi trong tử cung. Cuối cùng, bé có lỗ hở bầu dục (chỉ mở ra trong tử cung, thường có giữa các buồng phía trên bên trái của tim (tâm nhĩ), một lần nữa loại bỏ máu ra khỏi phổi.

Tuy nhiên, khi bé chào đời, tất cả những sự khác biệt trong bào thai trên sẽ biến mất hoàn toàn. Khi cắt dây rốn, phổi của bé sẽ dẫn không khí vào và hệ thống tuần hoàn sẽ tạm ngưng. Ống shunt bắt đầu đóng lại và tất cả các hệ thống đều hoạt động cho sự tồn tại của bé.

Quá trình từ khi bé hình thành trong bụng mẹ cho đến lúc chào đời trải qua rất nhiều giai đoạn. Mẹ hãy luôn theo dõi sức khỏe trong khi mang thai theo đúng chỉ định từ bác sĩ để kịp thời ngăn ngừa những bệnh tật mà bé có thể mắc phải. Đồng thời mẹ cũng nên trang bị cho mình thêm những thói quen sống lành mạnh để giúp con yêu khỏe mạnh khi chào đời nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Thai mấy tuần thì có tim thai? Khi nào mẹ sẽ nghe được nhịp tim của con?

Nhịp tim thai chậm (tim thai giảm) có đáng lo? Hướng xử lý là gì?

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Fetal Heart Monitoring

https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/fetal-heart-monitoring Ngày truy cập: 03.08.2020

Fetal heart beat

https://radiopaedia.org/articles/fetal-heart-beat Ngày truy cập: 03.08.2020

Fetal Heart Rate Monitoring During Labor

https://www.acog.org/patient-resources/faqs/labor-delivery-and-postpartum-care/fetal-heart-rate-monitoring-during-labor Ngày truy cập: 03.08.2020

Listening to your Baby’s Heartbeat

https://www.nbt.nhs.uk/maternity-services/labour-birth/listening-your-babys-heartbeat Truy cập ngày 08/09/2022

What is the “normal” fetal heart rate?

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3678114/ Truy cập ngày 08/09/2022

Phiên bản hiện tại

30/11/2023

Tác giả: Hải Tiền

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Minh Châu Văn


Bài viết liên quan

Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về siêu âm tim thai

Thai nhi đạp nhiều có ảnh hưởng gì không? Thai máy liên tục có đáng lo?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hải Tiền · Ngày cập nhật: 30/11/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo