backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Phương pháp loại bỏ khí hư màu nâu ở mẹ bầu

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 03/07/2020

    Phương pháp loại bỏ khí hư màu nâu ở mẹ bầu

    Thai phụ cần làm gì để xóa bỏ dịch âm đạo màu nâu (khí hư màu nâu) xuất hiện trong thai kỳ? Loại dịch có màu khác nhau thì báo hiệu triệu chứng khác nhau nào?

    Trong thai kỳ, việc thỉnh thoảng xuất hiện chất dịch âm đạo màu nâu ở mẹ bầu là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu điều này kéo dài trong một khoảng thời gian thì rất đáng lưu ý. Vậy làm sao để “đánh bay’ dịch màu nâu trong giai đoạn mang thai? Hãy cùng Hello Bacsi tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!

    Làm thế nào để khí hư màu nâu biến mất trong thai kỳ?

    Nếu bạn đang vô cùng bối rối về tình trạng xuất hiện dịch màu nâu ở âm đạo thì đừng quá lo lắng. Những lời khuyên dưới đây ắt hẳn sẽ vô cùng hữu ích, giúp bạn xóa tan tình trạng xuất huyết âm đạo đồng thời đảm bảo sự an toàn cho thai nhi:

    Hạn chế việc luyện tập thể dục

    Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ra khí hư có màu nâu là do thai phụ hoạt động quá mạnh. Bạn hãy hạn chế tất cả các hoạt động thể chất hết mức có thể. Mặc dù hoạt động trong thời gian mang thai rất tốt cho sức khỏe của cả thai nhi và mẹ bầu nhưng nếu xuất hiện dịch màu nâu thì bạn nên tránh vận động.

    Nghỉ ngơi đầy đủ

    Bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn càng nhiều càng tốt. Nếu ở nhà, bạn hãy thường xuyên nằm nghỉ và nhớ ngủ trưa đủ giấc nhé. Khi ở nơi làm việc, bạn cũng nên dành một chút thời gian để nghỉ ngơi.

    Tránh khuân vác vật nặng

    Bạn tuyệt đối không nên mang vác bất cứ thứ gì trên 10kg trong suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt khi bị ra khí hư màu nâu. Hơn thế nữa, nếu bạn bê vật nặng vào giai đoạn đầu của thai kỳ rất có thể dẫn đến xuất huyết âm đạo.

    Gác chân lên cao

    Trong suốt thai kỳ, đôi chân phải chịu một sức ép rất lớn từ trọng lượng của thai nhi. Chính vì thế, bạn hãy cho chúng được nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Nếu có thể, bạn hãy ngồi làm việc trên giường hoặc đặt chân lên một cái ghế khác để cho đôi chân được nghỉ ngơi.

    Bên cạnh đó, bạn hãy đặt chân lên cao càng lâu càng tốt. Khi ở nhà, bạn nằm xuống và gác chân lên đệm. Ở nơi làm việc, bạn có thể ngồi trên ghế và gác chân lên ghế phía trước để có một tư thế ngồi thoải mái hơn. Không những thế, bạn có thể dùng một chiếc gối hoặc bất cứ thứ gì khác để gác chân. Điều này giúp tuần hoàn máu tốt hơn và làm hạn chế xuất hiện dịch nâu.

    Giữ cho bộ phận sinh dục sạch sẽ

    Bạn nên chăm sóc bộ phận sinh dục thường xuyên và cẩn thận. Âm đạo cần phải khô và sạch sẽ, đặc biệt nếu bạn đang mắc phải tình trạng xuất huyết âm đạo. Bên cạnh đó, bạn chỉ nên sử dụng nước để làm sạch vùng kín thôi nhé.

    Những dạng khí hư màu nâu xuất hiện khi mang thai

    • Dịch có màu nâu nhạt thường xuất hiện trong trường hợp xuất huyết do phôi làm tổ, nhiễm nấm men và bị các bệnh lây qua đường tình dục như bệnh lậu, chlamydiamụn cóc sinh dục
    • Dịch có màu nâu xám thường xuất hiện do kích ứng cổ tử cungthai ngoài tử cung. Bạn cũng sẽ gặp phải dịch có màu này khi sẩy thai
    • Dịch có màu nâu tối thường xuất hiện trong giai đoạn đầu sau khi sẩy thai và cũng có thể là một dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
    • Dịch màu nâu đen thường xuất hiện ở tử cung hoặc cổ tử cung khi sẩy thai và nhiễm trùng âm đạo
    • Dịch màu nâu vàng là do nhiễm nấm men hoặc nhiễm khuẩn.

    Nếu bạn nhận thấy âm đạo tiết ra dịch màu nâu thì đừng quá hoảng sợ nhé, vì điều này là hoàn toàn bình thường đối với hầu hết những phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, nếu việc này kéo dài lâu hơn và có đi kèm với các triệu chứng khác thì bạn nên đến bác sĩ để được khám sớm.

    Hello Bacsi hy vọng thông qua bài viết, bạn đã biết cách hạn chế đến mức tối thiểu việc xuất hiện dịch âm đạo màu nâu ở mẹ bầu và có thể nhận biết dấu hiệu ra khí hư màu nâu nào là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi mang thai.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 03/07/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo