- Nên xét nghiệm viêm gan B trước khi tiêm ngừa vì nếu HBsAg (kháng nguyên) dương tính thì việc tiêm phòng sẽ không còn tác dụng nữa hoặc bạn đã có kháng thể đủ rồi thì cũng không cần thiết tiêm ngừa.
- Nếu mang thai trong giai đoạn tiêm ngừa, hãy báo ngay với nhân viên y tế để có những chỉ định phù hợp tiếp theo. Bạn có thể được ngừng tiêm và sau khi sinh sẽ tiêm bổ sung các mũi còn lại.
- Hãy ở lại địa điểm tiêm 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe sau tiêm vì bạn có thể gặp một số tác dụng phụ của tiêm như đau và sưng đỏ tại chỗ tiêm hoặc sốt…
- Đối với những bạn đã thực hiện đủ mũi tiêm phòng nhưng cách thời gian muốn có thai đã lâu, thì nên tư vấn bác sĩ để có thể đẩy nhanh thời gian chích mũi nhắc lại sớm hơn.
Có thể mang thai khi nhiễm viêm gan B không?

Bạn vẫn có thể mang thai khi nhiễm viêm gan B. Nếu bạn có kết quả dương tính với viêm gan B khi đang mang thai thì sau đây là các bước mà bạn nên làm để bảo vệ con yêu:
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị về việc chăm sóc và sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai để giúp kiểm soát tình trạng bệnh.
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, nếu phụ nữ mang thai, xét nghiệm dương tính với virus viêm gan B và có tải lượng vi rút cao hoặc HBeAg dương tính (nếu cơ sở không có xét nghiệm tải lượng vi rút thì thay bằng xét nghiệm HBeAg) nên được điều trị dự phòng bằng tenofovir, nên bắt đầu từ tuần thứ 28 của thai kỳ cho đến khi sinh. Việc giảm tải lượng vi rút viêm gan B có thể giúp giảm nguy cơ truyền vi rút trong thời kỳ mang thai và sinh nở.
- Trẻ sau khi sinh phải được tiêm liều vắc xin viêm gan B đầu tiên càng sớm càng tốt sau sinh, tốt hơn hết là trong vòng 6 – 24 giờ đầu sau sinh, theo khuyến cáo của WHO, mặt khác thời gian này rút ngắn còn 12 giờ sau khi sinh theo khuyến cáo của CDC Hoa Kỳ.
- Các bác sĩ có thể tiêm thêm một liều globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) cho em bé để tăng thêm khả năng phòng ngừa. Hai mũi này đều được tiêm ngay sau khi sinh, ở các vị trí tiêm khác nhau để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng viêm gan B. Đôi khi cơ sở y tế không có sẵn globulin miễn dịch thì các bố mẹ đừng quá quá lo lắng. Thường khi mẹ có tải lượng virus thấp hoặc HBeAg âm tính thì tiêm vắc xin thôi đã tốt rồi. Nhưng dù mẹ có tải lượng virus cao hoặc HBeAg dương tính, nếu mẹ đã được điều trị viêm gan B trong thai kỳ và em bé được tiêm vắc xin sớm sau sinh cũng giúp bé phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B khá tốt.
Nhìn chung, việc tiêm viêm gan B trước khi mang thai là biện pháp giúp ngăn ngừa viêm gan B hiệu quả cho cả mẹ và bé, đồng thời giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng về gan của bé sau này. Vậy nên, nếu bạn đã chuẩn bị mang thai và muốn có một thai kỳ khỏe mạnh, hãy chủ động tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y Tế nhé.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!