backup og meta

Các loại thuốc dị ứng cho bà bầu an toàn, hiệu quả: Mẹ đã biết chưa?

Các loại thuốc dị ứng cho bà bầu an toàn, hiệu quả: Mẹ đã biết chưa?

Các triệu chứng dị ứng trong thời gian mang thai có thể làm sự khó chịu của mẹ bầu nhân lên gấp bội. Bạn có thể lựa chọn dùng thuốc dị ứng cho bà bầu để khắc phục nhưng cần hết sức thận trọng. 

Bình thường, nếu bị dị ứng, chắc hẳn bạn sẽ không quá để tâm vì đôi lúc chỉ cần 1 liều thuốc là các triệu chứng đã nhanh chóng thuyên giảm. Thế nhưng, nếu đang mang thai, việc dùng thuốc cần hết sức thận trọng. Nếu có ý định dùng thuốc, xem ngay những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi để biết loại thuốc dị ứng cho bà bầu để không ảnh hưởng đến sức khỏe bé cưng.

Danh sách loại thuốc dị ứng cho bà bầu

Nếu bạn có tiền sử dị ứng trước khi mang thai thì khi bước vào thai kỳ, các triệu chứng này có thể biến mất, diễn tiến nghiêm trọng hơn hoặc cũng có thể xảy ra giống như trước thai kỳ. Tuy nhiên, các triệu chứng này hoàn toàn không ảnh hưởng đến bé cưng trong bụng, quan trọng là mẹ cần cẩn thận khi điều trị.

Có rất nhiều loại thuốc kháng histamine không kê đơn và thuốc xịt mũi steroid an toàn khi mang thai mà bạn có thể sử dụng:

Đối với các loại thuốc uống:

Đối với các loại thuốc xịt: 

  • Budesonide (Rhinocort)
  • Mometasone (Nasonex)
  • Fluticasone (Flonase / Veramyst)

Mách mẹ cách chọn thuốc dị ứng cho bà bầu

thuốc dị ứng cho bà bầu

Sau khi tìm hiểu về các loại thuốc dị ứng cho bà bầu nào là an toàn, bạn cần tham vấn ý kiến dược sỹ hoặc bác sĩ điều trị để chọn được loại thuốc phù hợp nhất. Nếu bạn bị dị ứng mãn tính hoặc bị dị ứng với môi trường như nấm mốc hoặc lông thú cưng, bác sĩ hay dược sỹ có thể cho bạn dùng các loại thuốc kháng histamine có thể dùng hàng ngày, chẳng hạn như Claritin hoặc Zyrtec.

Nếu các triệu chứng dị ứng xuất hiện không thường xuyên, việc sử dụng thuốc Benadryl khi mang thai có thể là một lựa chọn tốt và siêu an toàn. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây buồn ngủ, do đó, bạn nên tránh dùng khi đi làm, khi lái xe và tốt nhất là nên dùng vào buổi tối. Còn nếu bạn bị đau xoang, các loại thuốc xịt steroid có thể là lựa chọn tốt.

Các loại thuốc dị ứng cho bà bầu cần tránh

Hầu hết các loại thuốc kháng histamine đều an toàn để dùng trong thai kỳ nhưng có một số loại thuốc mẹ bầu cần cẩn thận khi sử dụng. Khi mang thai, bạn nên lưu ý đến các loại thuốc dị ứng có chứa các thành phần khác không an toàn cho phụ nữ mang thai như aspirin hoặc các NSAID và một số thuốc giảm ho hoặc thuốc long đờm.

Thuốc xịt trị nghẹt mũi pseudoephedrine (Sudafed) cũng nên hạn chế sử dụng. Dù thuốc thông mũi không có nguy cơ gây ra vấn đề với thai nhi nhưng nó có thể khiến một số bà bầu bị tăng huyết áp. Có một số nghiên cứu cho thấy vẫn có nguy cơ dị tật bẩm sinh liên quan đến pseudoephedrine nhưng chỉ xuất hiện trong 3 tháng đầu.

Nasacort (triamcinolone) là loại thuốc dị ứng không được khuyến khích sử dụng trong thời gian mang thai. Một đánh giá năm 2018 cho thấy loại thuốc xịt này có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh đường hô hấp cao nhất. Do đó, trong thời gian mang thai, tốt nhất bạn nên tránh sử dụng loại thuốc này và chọn những loại thuốc dị ứng an toàn cho bà bầu kể trên.

Cách giảm các triệu chứng dị ứng khi mang thai không cần dùng thuốc

thuốc dị ứng cho bà bầu

Tránh xa các tác nhân gây dị ứng

Các chất gây dị ứng trong môi trường như nấm mốc, phấn hoa, bụi mịn, mạt bụi nhà và lông động vật là “thủ phạm” gây dị ứng phổ biến. Bạn có thể tránh xa các tác nhân này bằng các giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh nuôi vật nuôi và đóng cửa sổ để tránh phấn hoa, bụi mịn bay vào nhà khi không khí bị ô nhiễm.

Điều trị các triệu chứng nhẹ bằng các biện pháp khắc phục tại nhà

Nếu các triệu chứng dị ứng không quá nghiêm trọng, bạn có thể điều trị dị ứng tại nhà bằng các biện pháp sau:

  • Uống đủ nước
  • Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi để giúp giảm nghẹt mũi
  • Sử dụng điều hòa không khí trong xe hơi và nhà thay vì mở cửa sổ
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để loại bỏ các chất gây dị ứng và tạp chất trong không khí, đồng thời làm dịu đường mũi bị kích ứng
  • Thay quần áo sau khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa dị ứng là tránh xa hoàn toàn các tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, điều này nói dễ hơn làm. Do đó, bạn hãy nhớ những loại thuốc dị ứng an toàn cho bà bầu để có thể nhanh chóng giảm nhẹ các triệu chứng mỗi khi bị dị ứng nhé.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

 Can I Take Allergy Medication If I’m Pregnant? https://www.webmd.com/allergies/allergy-medication-pregnant Ngày truy cập: 8/4/2020 

Pregnant with Allergies? 5 Treatments That Are Safe for Baby https://health.clevelandclinic.org/pregnant-5-killer-allergy-busters-that-are-safe-for-baby/ Ngày truy cập: 8/4/2020 

Can You Take Allergy Medicine While Pregnant? https://www.verywellfamily.com/can-you-take-allergy-medicine-while-pregnant-5087813 Ngày truy cập: 8/4/2020 

Allergies and hay fever during pregnancy https://www.pregnancybirthbaby.org.au/allergies-and-hay-fever-during-pregnancy Ngày truy cập: 8/4/2020 

Hay fever (allergic rhinitis) and your asthma https://www.nationalasthma.org.au/living-with-asthma/resources/patients-carers/brochures/hay-fever-allergic-rhinitis-and-your-asthma Ngày truy cập: 8/4/2020 

Phiên bản hiện tại

19/04/2021

Tác giả: Ngân Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Cách bổ sung sắt cho bà bầu để có thai kỳ khỏe mạnh

Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì? Biết để sớm khỏi bệnh mẹ nhé!


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 19/04/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo