
Câu trả lời cho thắc mắc: “Thích ăn đồ ngọt khi mang thai có tốt không?” sẽ là “Có”. Bởi lẽ đường vẫn là “nhiên liệu” cần để tạo năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, mẹ vẫn có thể ăn đường hoặc các món ngọt miễn là đừng hấp thụ quá nhiều.
Theo các chuyên gia, bà bầu ăn nhiều đồ ngọt hay carbohydrate có thể tác động xấu đến thai nhi. Hơn nữa, lượng đường dư thừa trong máu kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm. Khi đó, đường sẽ qua nhau thai và gây tăng lượng đường trong máu thai nhi. Kết quả là bé sẽ phải tăng tiết insulin, một hormone điều hòa lượng đường trong cơ thể, điều này sẽ khiến bé phát triển lớn hơn gây khó khăn cho việc sinh nở. Hệ quả là người mẹ buộc phải sinh mổ hoặc thậm chí là có nguy cơ sinh non. (1)
Nếu bản thân mẹ đã mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, bạn cần phải thận trọng hơn về lượng đường nạp vào cơ thể. Nên nhớ rằng, đường tinh luyện có trong bánh, kẹo, thức uống có ga không mang lại giá trị dinh dưỡng cho bạn. Vì thế, hãy thay những thực phẩm này bằng những thứ có lợi hơn, chẳng hạn như ngũ cốc, trái cây và rau củ quả chứa thành phần đường tự nhiên.
Bà bầu nên ăn bao nhiêu đường thì tốt?
Vậy là bạn đã biết bà bầu ăn ngọt nhiều có tốt không. Thích ăn đồ ngọt khi mang thai sẽ không gây hại nếu bạn biết rõ lượng đường mình cần tiêu thụ là bao nhiêu. Thực tế, không có tiêu chuẩn khuyến cáo cụ thể về lượng đường mẹ có thể dùng trong thai kỳ. Lượng đường nạp vào nên phụ thuộc vào tốc độ chuyển hóa của cơ thể, nồng độ đường trong máu và cân nặng của bạn. Trong mọi trường hợp, hãy chỉ nạp đường dưới 25g mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe mẹ nhé!
Ăn nhiều đồ ngọt có gây chứng ợ nóng khi mang thai?

Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!