backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Mẹ bầu ăn đậu phộng cần cẩn thận để không gặp nguy

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 25/11/2020

    Mẹ bầu ăn đậu phộng cần cẩn thận để không gặp nguy

    Mẹ bầu ăn đậu phộng là điều có thể cũng như có lợi bởi đậu phộng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đề phòng nguy cơ dị ứng.

    Bà bầu ăn đậu phộng được không là thắc mắc của không ít phụ nữ mang thai. Theo các chuyên gia, mẹ bầu ăn đậu phộng hoặc bơ đậu phộng hoàn toàn không thành vấn đề nếu như bạn không bị dị ứng với loại thực phẩm này.

    Cẩn trọng với dị ứng đậu phộng ở bà bầu

    Dị ứng với đậu phộng và các loại hạt là một trong những loại dị ứng thực phẩm phổ biến nhất. Các triệu chứng có thể xuất hiện nếu mẹ bầu ăn đậu phộng và cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này bao gồm:

    • Ngứa ran trong miệng
    • Đau bụng hoặc buồn nôn
    • Phát ban, nổi mề đay
    • Khó thở
    • Sưng lưỡi
    • Sốc phản vệ.

    Sốc phản vệ là phản ứng nghiêm trọng nhất và có thể đe dọa tính mạng. Nếu xảy ra sốc, huyết áp sẽ giảm xuống đột ngột, đường hô hấp thắt chặt, nhịp tim tăng lên, có thể xảy ra nôn mửa  nghiêm trọng.

    Thông thường, dị ứng đậu phộng được chẩn đoán trong vòng hai năm đầu đời của bé. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng tiếp xúc, dị ứng có thể không xuất hiện đến nhiều năm sau. Do đó, nếu sau khi mẹ bầu ăn đậu phộng nhưng lại thấy các triệu chứng như trên, hãy đến phòng cấp cứu gần nhất.

    Lợi ích khi mẹ bầu ăn đậu phộng

    mẹ bầu ăn đậu phộng

    Một số lợi ích tích cực khi bà bầu ăn đậu phộng bao gồm:

    Cung cấp chất sắt

    Tất cả các loại hạt, bao gồm cả đậu phộng, rất giàu chất sắt. Bà bầu đậu phộng nguyên hạt với mức phải sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai.

    Bà bầu ăn đậu phộng tốt cho xương

    Trong thời gian mang thai, mẹ bầu rất dễ bị loãng xương do cơ thể lúc này sẽ phải cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết nhằm phục vụ nhu cầu phát triển của bé yêu, do đó việc ăn các thực phẩm tốt cho xương, chẳng hạn như đậu phộng, sữa, phô mai, sữa tươi sẽ giúp giảm thiểu những vấn đề về xương có thể gặp phải.

    Cung cấp chất béo không bão hòa

    Đậu phộng rất giàu chất béo không bão hòa đơn, đặc biệt là axit oleic. Đây là chất có ích cho sức khỏe tim tim mạch. Bà bầ bầu ăn một nắm đậu phộng luộc mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa phát triển bệnh tim trong tương lai.

    Mẹ bầu ăn đậu phộng bổ sung calo

    Nếu bạn bị thiếu cân khi mang thai, thì đậu phộng luộc là món ăn có thể giúp bạn tăng cân đấy. Hạt đậu phộng không những ngon mà chúng còn chứa nhiều calo, protein giúp bạn đạt được cân nặng khỏe mạnh.

    Cải thiện tiêu hóa

    Mẹ bầu ăn đậu phộng giúp bổ sung chất xơ. Hàm lượng chất xơ trong đậu phộng được biết là có tác dụng giảm táo bón khi mang thai. Các bà mẹ sắp sinh có thể thêm một lượng nhỏ vào chế độ ăn uống hàng ngày để loại bỏ các vấn đề về ruột.

    Ăn đậu phộng trong thai kỳ

    Dị ứng đậu phộng cũng giống như các dị ứng khác, có xu hướng di truyền. Nếu không dị ứng với đậu phộng, bạn hoàn toàn có thể thưởng thức món ăn này trong thời gian mang thai. Ngược lại, nếu cơ thể bạn phản ứng lại khi ăn đậu phộng, hãy cẩn thận với món ăn này mọi lúc. Đậu phộng có thể xuất hiện trong một số loại thực phẩm, bao gồm:

    • Kẹo chocolate
    • Kẹo ngọt: kẹo mè xửng, kẹo gương, kẹo kéo…
    • Ngũ cốc
    • Các món ăn có thêm đậu phộng
    • Các sản phẩm chế biến tại các địa điểm cũng xử lý sản phẩm từ đậu phộng.

    Thật ra, đậu phộng chứa nhiều protein và folate. Đây là những chất được khuyến khích bổ sung trong thời kỳ mang thai để giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, đặc biệt ở khu vực não và xương sống.

    Tất nhiên, sở thích ăn uống và cảm nhận của mẹ bầu có thể thay đổi đáng kể trong thời gian mang thai. Nếu đậu phộng không nằm trong danh sách được cho phép, hãy tìm nguồn thực phẩm chứa protein và folate khác.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 25/11/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo