backup og meta

Con kém thông minh do mẹ bầu dùng cam thảo

Con kém thông minh do mẹ bầu dùng cam thảo

Khi có thai, mẹ bầu hẳn sẽ muốn làm mọi điều để bảo vệ thai nhi và đảm bảo cho thai kì khỏe mạnh. Bạn sẽ lựa chọn các sản phẩm an toàn cho mẹ và bé. Nhưng mẹ bầu biết không, trong các loại thực phẩm được xem là tốt cho mẹ và thai nhi, thì cam thảo lại rất nguy hiểm đối sức khỏe mẹ bầu.

Cam thảo mang đến lợi ích cho người thường, trừ mẹ bầu

Mặc dù hầu hết mọi người nghĩ về cam thảo như một loại kẹo nhưng thực ra nguồn gốc của nó là một loại cây thảo mộc Glycyrrhiza glabra, được sử dụng từ hàng ngàn năm trước như là chất làm ngọt và đồng thời là một loại thuốc. Cam thảo phát triển ở châu Âu và châu Á, đã được dùng  để điều trị lở loét, viêm loét dạ dàychứng khó tiêu, chàm da và thậm chí cảm lạnh thông thường từ ngàn xưa. Các sản phẩm được tạo ra từ thảo dược này bao gồm kẹo, thuốc bổ và các loại trà thảo dược, chứa chiết xuất của rễ cây cam thảo.

Tác hại mà cam thảo mang đến cho mẹ bầu?

Với một khối lượng trên 20 g, cam thảo có thể ảnh hưởng đến hệ thống thượng thận, gây ra các vấn đề về tim, đau đầu và huyết áp cao cho người sử dụng. Đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai, thảo dược này có thể phá vỡ khả năng ngăn chặn hormone stress từ mẹ bầu đến thai nhi qua nhau thai. Điều này làm tăng hormone stress trong cơ thể bé khi con được sinh ra.

Mẹ bầu sử dụng nhiều cam thảo khiến con kém thông minh hoặc hung hăng

Theo một nghiên cứu trong tạp chí American Journal of Epidemiology, phụ nữ mang thai ăn nhiều cam thảo có thể làm tổn hại đến trí thông minh của em bé. Trẻ có mẹ ăn một lượng lớn thảo dược này cũng có nhiều khả năng khó dạy bảo và hung hăng.

Nghiên cứu này bỏ qua các yếu tố môi trường khác ảnh hưởng đến trẻ em và cũng không thu thập dữ liệu về các loại thực phẩm khác mà những người phụ nữ đã ăn trong khi mang thai. Điều này cho thấy rằng dùng thảo dược này trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến hành vi hay chỉ số IQ của một đứa trẻ và cho thấy tầm quan trọng của nhau thai trong việc ngăn chặn hormone stress có thể ảnh hưởng sự phát triển nhận thức (tâm thần) của em bé. Vì vậy, các bà mẹ nên tránh ăn quá nhiều thảo dược này nhé.

Một nghiên cứu trước đó cũng cho rằng ăn nhiều cam thảo có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Tuy nhiên, theo một số khuyến cáo, thảo dược này là một trong những loại thực phẩm phụ nữ mang thai nên tránh.

Bên cạnh đó, việc dùng quá nhiều cam thảo trong thời kỳ mang thai có khả năng gây ra các vấn đề về hành vi ở trẻ em, theo một nghiên cứu từ tạp chí “American Journal of Epidemiology’ vào tháng Mười năm 2009. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã xem xét con người khi họ tiếp xúc ở các mức độ dùng cam thảo khác nhau trong mang thai. Họ phát hiện ra rằng những trẻ em được tiếp xúc với thảo dược này nhiều nhất có trí nhớ kém hơn và giảm khả năng ngôn ngữ, cùng với sự gia tăng gây gổ và có biểu hiện suy giảm trí nhớ.

Một số loại cam thảo đen chứa thành phần các loại thảo dược cây hồi, trong khi các sản phẩm khác có chứa cả hai thành phần cam thảo và cây hồi. Vì vậy, nếu bạn đang mang thai, bạn nên đọc các thành phần của cam thảo đen trước khi quyết định ăn nhé. Bạn nên tránh những loại sản phẩm có các thành phần được liệt kê như “chiết xuất cam thảo’ hoặc “chiết xuất từ rễ cam thảo’.

Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề nào, bạn hãy liên hệ trực tiếp bác sĩ để được tư vấn trong việc dùng cam thảo khi mang thai nhé.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Can Pregnant Women Eat Black Licorice?. livestrong.com/article/518232-can-pregnant-women-eat-black-licorice/. Ngày truy cập 16/11/2016

Too much liquorice while pregnant ‘could harm children’s intelligence’. www.telegraph.co.uk/news/health/news/6265847/Too-much-liquorice-while-pregnant-could-harm-childrens-intelligence.html. Ngày truy cập 16/11/2016

Phiên bản hiện tại

12/08/2020

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Chỉ số para là gì? Cách đọc và ý nghĩa trong sản khoa

Bổ sung sắt cho mẹ bầu và sau sinh như thế nào cho hiệu quả, an toàn?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 12/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo