backup og meta

Chuyện gì xảy ra với hệ miễn dịch của mẹ bầu trong thai kỳ?

Trong suốt thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ sẽ suy giảm hơn bình thường. Điều này có ảnh hưởng thế nào đến thai nhi? Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, bạn hãy đọc bài viết sau của Hello Bacsi nhé!

Một nghiên cứu mới tại Đại học Stanford ở California, được công bố trên tạp chí Science Immunology, đã làm sáng tỏ sự thay đổi của hệ miễn dịch ở người trong quá trình mang thai. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã xây dựng mô hình cho thấy tế bào miễn dịch của phụ nữ thay đổi thế nào trong suốt những tháng thai kỳ. Họ còn tiến hành một nghiên cứu tương tự với những phụ nữ sinh non để xác định những thay đổi cụ thể của hệ miễn dịch nhằm nhận biết những dấu hiệu cảnh báo sớm sinh non hay không.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết những trẻ sinh non trước tuần thứ 37 của thai kỳ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tử vong của những trẻ dưới 5 tuổi. Vào năm 2015, số trẻ tử vong dưới 5 tuổi đã lên đến gần 1 triệu. Ở Mỹ, tỷ lệ sinh non là 10%. Trên thế giới, số lượng trẻ sinh non đang tăng lên. Những trẻ sống sót có thể phải đối mặt với các biến chứng suốt đời.

Tại sao hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng và liên quan đến việc sinh non thế nào?

Trong nhiều năm, quá trình mang thai được so sánh với quá trình cấy ghép. Các nhà khoa học cho rằng hệ miễn dịch của mẹ phải kìm nén trong thai kỳ để ngăn không cho cơ thể từ chối thai nhi. Tại vị trí cấy ghép phôi vào tử cung người mẹ, các nhà nghiên cứu thấy có sự hiện diện của một loạt tế bào miễn dịch.

Những tế bào này được giả định là đang “chiến đấu’ với các tế bào phôi lạ mặt đang tấn công cơ thể và tế bào phôi cố gắng ngăn chặn phản ứng miễn dịch diễn ra. Cuộc chiến vẫn tiếp diễn trong suốt thời kỳ mang thai. Nếu quá trình cấy ghép phôi vào tử cung không thành công, người ta nghĩ đến sự sẩy thai hoặc sinh non.

[embed-health-tool-due-date]

Hệ miễn dịch của mẹ suy giảm trong thai kỳ

Để phôi thai phát triển, một số tế bào miễn dịch sẽ xâm nhập vào lớp niêm mạc tử cung. Điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm giống như quá trình làm lành vết thương. Nếu không thể xảy ra chứng viêm, sự cấy ghép không thể tiến hành.

Môi trường chống viêm sẽ diễn ra trong 12 tuần đầu của thai kỳ. 15 tuần kế tiếp là giai đoạn phôi thai phát triển nhanh chóng. Lúc này, các tế bào và phân tử chống viêm sẽ chiếm ưu thế.

Thông thường, hệ miễn dịch của mẹ sẽ tấn công các tế bào lạ. Tế bào T (Tregs) là một dạng bạch cầu đặc biệt có tác dụng thúc đẩy môi trường chống viêm và bảo vệ tế bào phôi thai.

Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, hệ miễn dịch sẽ chuyển sang trạng thái chống viêm. Nếu không xảy ra điều này, mẹ bầu không thể sinh nở. Còn việc sinh non có liên quan đến hệ miễn dịch bất thường.

Ngoài ra, các nhà khoa học tin rằng vi khuẩn đường ruột của mẹ cũng tác động lên hệ miễn dịch. Lợi khuẩn đường ruột không những đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bào thai mà còn chuyển hóa qua nhau thai.

Virus có phải là nguyên nhân chính dẫn đến biến chứng?

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What happens to the immune system during pregnancy? http://www.medicalnewstoday.com/articles/319257.php Ngày truy cập 25/08/2017

New Adjuvanted Vaccines in Pregnancy: What is Known About Their Safety? http://www.medscape.com/viewarticle/734891_2 Ngày truy cập 25/08/2017

Phiên bản hiện tại

06/07/2020

Tác giả: Giao Huynh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Phú Trung


Bài viết liên quan

Giải đáp thắc mắc: Muốn có thai thì quan hệ xong nên làm gì?

Sau quan hệ bao lâu thì biết có thai? Giải đáp chuẩn xác với mốc thời gian cụ thể


Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh, Nội khoa - Nội tổng quát, Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh · Tác giả: Giao Huynh · Ngày cập nhật: 06/07/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo