Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Bổ sung chất sắt là một trong những yếu tố cần thiết mà mẹ bầu cần lưu ý để đảm bảo cho sức khỏe của chính mình cũng như thai nhi.
Sắt tạo ra hemoglobin, một protein trong hồng cầu đưa oxy đến các cơ quan và tế bào trong cơ thể. Khi mang thai, cơ thể cần tạo ra thêm máu cung cấp cho cả bạn và bé. Ngoài ra, cơ thể bạn cũng cần thêm sắt để sản xuất máu, từ đó giúp thai nhi phát triển nhanh chóng.
Nếu bạn không bổ sung đủ chất sắt trong chế độ dinh dưỡng, lượng dự trữ sắt trong cơ thể bạn sẽ dần dần cạn kiệt và bạn sẽ có nguy cơ bị thiếu máu. Hiện tượng thiếu sắt trong thai kỳ xảy ra rất phổ biến. Người ta ước tính rằng một nửa phụ nữ mang thai trên toàn thế giới đang thiếu chất sắt.
Theo các chuyên gia, thiếu máu do thiếu sắt trong 6 tháng đầu và giữa thai kỳ sẽ tăng gấp đôi nguy cơ trẻ sinh non và tăng gấp ba lần nguy cơ trẻ sinh nhẹ cân. Tuy vậy, bạn có thể phòng ngừa và điều trị tình trạng này dễ dàng.
Thông thường, trong ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra để đảm bảo rằng bạn không bị thiếu máu. Nếu lượng máu của bạn quá thấp, bác sĩ có thể đề nghị bạn uống bổ sung thêm sắt cùng với những vitamin mà bạn đang dùng trước khi sinh để tăng cường chất sắt cho thời gian còn lại của thai kỳ.
Bạn nên bắt đầu uống bổ sung sắt liều thấp (30 mg một ngày) sau lần khám thai đầu tiên. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ nạp được đủ lượng sắt từ vitamin bác sĩ chỉ định.
Bạn sẽ cần ít nhất 27 miligam (mg) sắt mỗi ngày trong thời gian mang thai. Trong khi đang cho con bú, bạn cần nạp đủ ít nhất 9 mg sắt mỗi ngày nếu bạn 19 tuổi trở lên. Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ và dưới 18 tuổi, bạn cần bổ sung thêm 10 mg sắt.
Thịt đỏ là một trong những nguồn thức ăn chứa chất sắt tốt nhất cho phụ nữ mang thai. (Gan cung cấp sắt nhiều nhất, nhưng vì trong gan chứa một lượng vitamin A không an toàn nên ta cần tránh loại thức ăn này trong quá trình mang thai). Nếu ăn chay, bạn có thể bổ sung sắt từ các loại đậu, rau và ngũ cốc.
Có hai hình thức của sắt: sắt không đính kèm với protein heme được tìm thấy trong thực vật (những cũng có trong thịt, gia cầm và cá) và sắt có đính kèm protein heme được tìm thấy trong các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Sắt có đính kèm protein heme là loại có thể dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Để đảm bảo rằng bạn đang được bổ sung đủ lượng sắt cần thiết, hãy ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất sắt mỗi ngày.
Nguồn bổ sung phổ biến sắt đính kèm với protein heme:
Thịt đỏ, thịt gia cầm và cá đều là nguồn cung cấp sắt cho mẹ bầu có đính kèm protein heme rất tốt. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết lượng sắt có trong thực phẩm sau:
Nguồn bổ sung sắt không đính kèm protein heme:
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về việc bổ sung sắt trước khi mang thai và trong thai kỳ. Bác sĩ sẽ hướng dẫn và chỉ định liều lượng sắt thích hợp cho bạn.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!