backup og meta

Có bầu nằm võng được không? Cẩn thận kẻo nguy!

Có bầu nằm võng được không? Cẩn thận kẻo nguy!

Khi mang thai, nhiều mẹ bầu thích nằm võng để nghỉ ngơi, ngủ trưa, hay thậm chí là ngủ qua đêm. Tuy nhiên, hiện nay đang có nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề có bầu nằm võng được không? Nguyên nhân là vì một số ý kiến cho rằng việc nằm võng có thể gây hại cho thai phụ và thai nhi.

Vậy, bà bầu nằm võng được không? Mời bạn tìm hiểu câu trả lời qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi.

Vì sao nằm võng giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn?

Trước khi biết được bầu có được nằm võng không, mời bạn cùng tìm hiểu vì sao thói quen nằm võng lại có thể giúp một số chị em bầu bí ngủ ngon hơn.

Theo nghiên cứu của chuyên gia đến từ Đại học Geneva (Thụy Sĩ), chuyển động đung đưa của võng có thể khuyến khích giấc ngủ sâu hơn. Khi phân tích điện não đồ và đa ký giấc ngủ của những người tình nguyện tham gia nghiên cứu, kết quả cho thấy việc nằm võng giúp con người dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Không những thế, thói quen nằm võng còn giúp khắc phục các rối loạn thăng bằng và vận động, đồng thời cải thiện khả năng tập trung, giải phóng căng thẳng, nâng cao khả năng tiếp thu và giải phóng năng lượng dư thừa.

Với những lợi ích trên, liệu bà bầu nằm võng được không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

Giải đáp: Có bầu nằm võng được không?

có bầu nằm võng được không

Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố dẫn đến những biến đổi về thể chất lẫn tâm lý có thể khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ. Lúc này, nhiều thai phụ tìm đến những chiếc võng để ngả lưng nghỉ ngơi và cảm thấy thoải mái, dễ ngủ hơn.

Mặc dù việc nằm võng có thể mang đến một giấc ngủ nhanh chóng và sâu hơn so với nằm trên giường, nhưng đối với vấn đề bầu có nằm võng được không, thì hầu hết các chuyên gia y tế không khuyến khích mẹ bầu nằm võng khi mang thai.

Theo các chuyên gia, khi mới mang thai, kích thước bụng bầu của các chị em vẫn chưa lớn, nên việc nằm võng có thể giúp các mẹ bầu cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, lúc này, vì thai nhi kỳ đang ở giai đoạn nhạy cảm, nên bà bầu 3 tháng đầu được khuyến cáo không được nằm võng để phòng ngừa nguy cơ té ngã gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Không những thế, mẹ bầu nằm võng còn khiến cơ thể bị bó hẹp, phần ngực bị chèn ép, kết hợp với tư thế đầu nằm trên cao, chân cao có thể làm tăng nguy cơ suy hô hấp. Ngoài ra, đầu nằm quá cao còn có thể gây khó khăn trong việc lưu chuyển máu lên não, dẫn đến thiếu oxy, thiếu máu lên não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu.

Do đó, câu trả lời cho vấn đề “Có bầu nằm võng được không?” là “Không nên” mẹ nhé!

Tại sao có bầu không được nằm võng?

Để hiểu rõ hơn vì sao bà bầu không được nằm võng, cùng đi sâu vào 4 nguyên nhân sau đây:

1. Mẹ bầu nằm võng khiến thai nhi bị chèn ép

Theo các chuyên gia sản khoa, do vì tư thế khi nằm võng khiến thai nhi bị chèn ép, nên câu trả lời cho thắc mắc mẹ bầu nằm võng được không là không. 

Khi mang thai, bà bầu cần những tư thế ngủ thoải mái cho cả mẹ lẫn bé để đảm bảo sức khỏe của cả hai. Thế nhưng, khi nằm võng, cơ thể của mẹ sẽ bị gò bó, khó thay đổi tư thế hay trở mình. Nếu nằm lâu trong một tư thế còn có thể khiến các mẹ cảm thấy không thoải mái, nhức mỏi tay chân.

Thậm chí, nếu nằm võng trong tư thế gập người và nằm nghiêng, thai nhi sẽ bị chèn ép, ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi còn chưa ổn định, nếu phải tiếp nhận những áp lực từ bên ngoài khi mẹ nằm võng thì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

2. Nằm võng làm tăng nguy cơ bị ngã khi mang thai

có bầu nằm võng được không

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc bà bầu có được nằm võng không, thì hãy lưu ý đến nguy cơ té ngã khi nằm võng trong thai kỳ. Nguy cơ này có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Tư thế nằm võng khiến máu và oxy khó lưu chuyển lên não, dẫn đến tình trạng chóng mặt, choáng váng, tê bì chân tay. Lúc này, nếu mẹ bầu đứng lên đột ngột sau khi nằm võng thì có thể bị té ngã do chóng mặt.
  • Nếu võng không được buộc chặt hoặc võng đung đưa quá mức kiểm soát, mẹ bầu có thể bị rơi ra khỏi võng, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

3. Có bầu nằm võng được không? Nằm võng có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Khi nằm võng, cơ thể bạn sẽ bị bó hẹp, đầu và chân ở trên cao trong khi phần thân ở dưới thấp, gây sức ép lên ngực và bụng. Điều này làm cản trở hoạt động của hệ hô hấp, có thể gây khó thở cho mẹ bầu.

Không những thế, vì tư thế này còn hạn chế máu và oxy lưu thông lên não, nên có thể gây thiếu máu não, thiếu oxy lên não, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ và bé.

4. Bà bầu nằm võng nhiều có thể ảnh hưởng đến cột sống

Lý do cuối cùng lý giải tại sao bà bầu không nên nằm võng là vì nằm võng nhiều có thể tác động tiêu cực đến cột sống.

Khi mang thai, cột sống của phụ nữ bị ảnh hưởng do thai nhi phát triển trong bụng mẹ. Nếu không được cung cấp đủ canxi, kèm theo một chế độ sinh hoạt kém khoa học và thói quen thường xuyên nằm võng, thì mẹ bầu có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề liên quan đến xương sống, chẳng hạn như đau dây thần kinh cột sống, gai cột sống, đau lưng, thoát vị đĩa đệm…

Hướng dẫn cách nằm võng đúng cho mẹ bầu

có bầu nằm võng được không

Đến đây, hẳn là bạn đã rõ tại sao có bầu không được nằm võng. Mặc dù các chuyên gia không khuyến khích việc nằm võng trong thai kỳ, nhưng trong một số trường hợp, mẹ bầu có nhu cầu nằm võng nghỉ ngơi thì hãy tham khảo hướng dẫn nằm võng đúng cách cho bà bầu sau đây:

  • Chỉ nằm võng trong thời gian ngắn: Mẹ bầu chỉ nên nằm võng trong khoảng 20-30 phút, phù hợp khi chợp mắt nghỉ ngơi trong chốc lát hoặc ngủ trưa. Không được nằm võng quá lâu.
  • Điều chỉnh độ cong của võng cho phù hợp: Nếu nằm võng trũng sâu có thể gây áp lực cho ngực và bụng, hạn chế hoạt động của hệ hô hấp, tăng nguy cơ chóng mặt. Do đó, mẹ bầu nên điều chỉnh độ cong và độ cao của võng sao cho võng “thoải” hơn và không quá cao.
  • Cẩn thận khi nằm xuống hoặc đứng dậy khỏi võng: Hãy đảm bảo rằng mẹ bầu đã kéo võng đủ để ngồi lên và hai chân chạm đất trước khi bước ra khỏi võng để phòng ngừa nguy cơ té ngã.
  • Lựa chọn loại võng chắc chắn: Bà bầu nên sử dụng võng có dây buộc chắc chắn, không bị mục hay gỉ sét để tránh những hậu quả đáng tiếc.
  • Sử dụng gối hoặc chăn để hỗ trợ lưng: Mẹ bầu có thể đặt gối hoặc chăn cuộn để đỡ phần cổ, dưới lưng và dưới đầu gối.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được câu trả lời cho vấn đề có bầu nằm võng được không và những cách nằm võng đúng và an toàn khi mang thai. Bạn có thể đọc thêm các bài viết ở chuyên mục Mang thai mà Hello Bacsi gợi ý ngay dưới đây:

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Rocking synchronizes brain waves during a short nap – ScienceDirect https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0960982211005392

Ngày truy cập: 29/7/2024

Tiredness and sleep problems – NHS

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/tiredness/

Ngày truy cập: 29/7/2024

Sleep during pregnancy

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/sleep-during-pregnancy

Ngày truy cập: 29/7/2024

Get a Good Night’s Sleep During Pregnancy | Johns Hopkins Medicine https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/staying-healthy-during-pregnancy/get-a-good-nights-sleep-during-pregnancy

Ngày truy cập: 29/7/2024

Problems sleeping during pregnancy: MedlinePlus Medical Encyclopedia https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000559.htm

Ngày truy cập: 29/7/2024

Hammocks make a difference to maternal health

https://www.thenewhumanitarian.org/report/93195/philippines-hammocks-make-difference-maternal-health

Ngày truy cập: 29/7/2024

Hammocks during pregnancy: relaxed rocking for two.

https://www.chico.at/en/blog/blog-detail/blog.hammocks-during-pregnancy.html#:~:text=Hammocks%20can%20release%20tension%2C%20improve,in%20therapy%20works%20during%20pregnancy

Ngày truy cập: 29/7/2024

Does Sleeping in a Hammock Have Any Health Benefits or Side Effects? https://www.healthline.com/health/sleep/sleeping-in-a-hammock

Ngày truy cập: 29/7/2024

Phiên bản hiện tại

29/07/2024

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Vì sao bạn ngủ nhiều khi mang thai? Bà bầu ngủ nhiều có tốt không?

Giải mã chi tiết những điều kiêng kỵ khi mang thai theo dân gian


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 29/07/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo