backup og meta

Bà bầu ăn hồng được không? Cách ăn an toàn và những lưu ý cần nhớ

Bà bầu ăn hồng được không? Cách ăn an toàn và những lưu ý cần nhớ

Quả hồng là một loại trái cây có vị ngọt thanh mát tự nhiên được rất nhiều người yêu thích. Thế nhưng, vì có vị ngọt nên không ít chị em bầu bí băn khoăn rằng bà bầu ăn hồng được không?

Khi mang thai, mẹ bầu cần chú trọng vào chế độ ăn uống khoa học để có một thai kỳ khỏe mạnh. Quả hồng có thể ăn khi được ủ giòn, khi đã chín mềm hoặc sấy khô, treo gió. Đây là loại trái cây giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Vậy, mẹ bầu ăn hồng được không? Mời bạn cùng Hello Bacsi khám phá câu trả lời thông qua bài viết dưới đây!

Thành phần dinh dưỡng của quả hồng

Trước khi biết được “Có bầu ăn hồng được không?”, hãy tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của loại quả này.

Quả hồng được nhiều người mô tả là có vị ngọt thanh tương tự như mật ong tự nhiên. Dưới đây là những chất dinh dưỡng quan trọng được tìm thấy trong quả hồng:

  • Chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm lượng cholesterol trong máu và điều hòa lượng đường trong máu.
  • Vitamin A, đặc biệt là beta-carotene, góp phần tăng cường sức khỏe mắt, hỗ trợ sự phát triển của xương, bảo vệ da và niêm mạc.
  • Vitamin B9 (Folate) ở một lượng nhỏ, giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh và các bất thường về tim ở thai nhi. 
  • Chất chống oxy hóa (tannin) giúp cơ thể chống lại các gốc tự do có hại và giảm stress oxy hóa.
  • Các dưỡng chất khác: Vitamin C, mangan, magiê, kali…

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn hồng được không?

bà bầu ăn hồng được không

Với thành phần dinh dưỡng chứa đầy những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, thì liệu quả hồng có an toàn để mẹ bầu ăn hay không? Thắc mắc này đến từ việc nhiều người cho rằng mẹ bầu nên hạn chế ăn hồng vì quả hồng có chứa tannin, có thể làm giảm khả năng cung cấp chất dinh dưỡng và làm trầm trọng thêm cảm giác buồn nôn… Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, tannin có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và các lợi ích khác. Việc tiêu thụ tannin ở lượng bình thường không gây ra tác dụng phụ ở phụ nữ mang thai.

Do đó, câu trả lời cho vấn đề “Mẹ bầu ăn hồng được không?” là “Có”. Phụ nữ mang thai có thể ăn hồng trong thai kỳ, dù đó là hồng giòn, hồng chín, hồng sấy khô hay hồng treo gió… Miễn là lượng hồng ăn với mức hợp lý và tuân thủ một số lưu ý quan trọng được đề cập trong bài viết này thì quả hồng an toàn đối với mẹ bầu và thai nhi.

Nhìn chung, hồng là một loại trái cây an toàn và ngon miệng nếu tiêu thụ ở mức độ vừa phải trong thai kỳ. Đây là một trong những loại quả cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho bà bầu. Hàm lượng dinh dưỡng trong quả hồng có thể thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, đồng thời đảm bảo sức khỏe tốt cho thai phụ.

Lợi ích của quả hồng đối với phụ nữ mang thai

Như vậy là bạn đã biết được câu trả lời cho thắc mắc “Bà bầu ăn hồng được không?”. Để làm rõ hơn vì sao phụ nữ mang thai nên ăn hồng trong thai kỳ, hãy cùng điểm qua một số tác dụng nổi bật của quả hồng đối với mẹ bầu và thai nhi.

1. Quả hồng thúc đẩy sự phát triển của thai nhi

bà bầu ăn hồng được không

Quả hồng là nguồn cung cấp canxi và phốt pho. Vì vậy, phụ nữ ăn quả hồng khi mang thai có thể hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và góp phần vào sự phát triển xương của em bé trong bụng mẹ. Ngoài ra, loại quả này còn thúc đẩy hoạt động trơn tru của hệ thần kinh trung ương.

2. Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt

Nếu bạn đang thắc mắc “Bầu 3 tháng cuối ăn hồng được không?”, hãy nhớ rằng hàm lượng sắt trong quả hồng giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu khi mang thai. Việc ăn quả hồng kết hợp nhiều loại trái cây khác giúp mẹ bầu tăng cường lượng huyết sắc tố và ngăn ngừa các tác động bất lợi của bệnh thiếu máu (chẳng hạn như mệt mỏi, chóng mặt).

3. Bà bầu ăn hồng được không nếu quả hồng giúp tăng cường khả năng miễn dịch?

Việc ăn hồng khi mang thai có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bà bầu một cách đáng kể nhờ hàm lượng vitamin C trong trái hồng. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin A trong quả hồng không chỉ giúp tăng cường thị lực và cơ tim, mà còn thúc đẩy hoạt động trơn tru của các hoạt động trong cơ thể.

4. Điều hòa huyết áp

Hàm lượng magiê có trong quả hồng là yếu tố giúp điều hòa huyết áp trong thai kỳ. Do đó, những mẹ bầu bị cao huyết áp có thể bổ sung quả hồng vào thực đơn hàng ngày.

5. Hỗ trợ điều trị sỏi thận

Theo Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ, sỏi thận ảnh hưởng đến khoảng 1/1500-1/3000 ca mang thai. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh không cao nhưng việc tiêu thụ hồng giàu magiê có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ sỏi thận cho mẹ bầu.

6. Có bầu ăn hồng được không nếu quả hồng giúp chống mất ngủ và căng thẳng?

bà bầu ăn hồng được không

Vitamin C và chất chống oxy hóa trong quả hồng không chỉ giúp tăng cường khả năng miễn dịch, mà còn hỗ trợ giảm thiểu tác động của căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và mất ngủ. Do đó, mẹ bầu 3 tháng đầu có thể ăn quả hồng để khắc phục tình trạng khó ngủ.

7. Giảm cảm lạnh và nấc cụt

Quả hồng được biết đến như một loại thuốc dân gian để chống cảm lạnh. Ngoài ra, loại trái cây này cũng có thể giúp giảm nấc cụt và tác dụng phụ của chúng khi mang thai.

8. Bà bầu ăn hồng được không? Quả hồng giúp ngăn ngừa ung thư

Quả hồng có chứa các hợp chất như axit betulinic và shibuol, mang lại lợi ích chống ung thư. Do đó, việc ăn hồng khi mang thai có thể bảo vệ mẹ bầu khỏi nguy cơ phát triển bệnh ung thư.

9. Quả hồng giúp giải độc

Quả hồng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp giải độc cơ thể và thải độc gan khi mang thai. Ngoài ra, hàm lượng chất chống oxy hóa trong trái hồng cũng giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, bảo vệ thai phụ và thai nhi khỏi tổn thương tế bào một cách hiệu quả trong thời kỳ mang thai.

10. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Quả hồng chứa chất xơ và chất chống oxy hóa, chẳng hạn như beta-carotene, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Vì vậy, việc tiêu thụ hồng như một phần của chế độ ăn uống cân bằng khi mang thai có thể là một lựa chọn tốt để duy trì sức khỏe tim mạch cho mẹ bầu.

Cách ăn hồng an toàn cho mẹ bầu và lưu ý 

bà bầu ăn hồng được không

Chắc hẳn là bạn không còn thắc mắc “Bà bầu ăn hồng được không?” sau khi biết được 10 lợi ích của quả hồng đối với phụ nữ mang thai! Nhờ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất có hoạt tính sinh học khác, quả hồng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu. Mặc dù vậy, việc ăn hồng khi mang thai chỉ an toàn khi bà bầu ăn một lượng vừa phải và khoa học. Dưới đây là cách ăn hồng an toàn cho phụ nữ mang thai:

  • Tốt nhất là mẹ bầu nên ăn một quả hồng/ngày, vì ngay cả trong một khẩu phần nhỏ như vậy, quả hồng đã cung cấp khoảng 6g chất xơ và 55% lượng vitamin A được khuyến nghị trong chế độ ăn uống. Không ăn quá nhiều hồng vì nếu không, mẹ bầu có nguy cơ bị đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, táo bón
  • Đối với phụ nữ mang thai, quả hồng được khuyên dùng ở dạng chín hoàn toàn. 
  • Mặc dù quả hồng có chỉ số đường huyết thấp, nhưng bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng có thể ăn trong ngày.
  • Mẹ bầu nên ăn hồng vào những bữa ăn nhẹ giữa buổi sáng hoặc buổi chiều, có thể ăn hồng trong tươi, sấy khô hoặc hồng được chế biến trong các loại thạch, mứt, đồ uống, bánh pudding, bánh nướng…
  • Quả hồng có thể gây dị ứng ở một số người, nên mẹ bầu cần tránh xa loại quả này nếu có tiền sử dị ứng.
  • Không ăn hồng nếu đang dùng thuốc điều trị huyết áp cao hoặc thuốc làm chậm quá trình đông máu.
  • Không ăn hồng khi bụng đói, vì có thể dẫn đến tiết dịch dạ dày gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn và đầy hơi.
  • Không ăn hồng vào đêm khuya, vì có nguy cơ làm lượng đường trong máu tăng đột ngột, làm tăng năng lượng trong cơ thể và dẫn đến rối loạn giấc ngủ.
  • Mẹ bầu cần ngâm rửa quả hồng thật sạch trước khi ăn để giảm nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm.
  • Hãy đảm bảo chọn mua quả hồng sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được “Bà bầu ăn hồng được không?”, cách ăn hồng an toàn trong thai kỳ là gì và những lưu ý cần nhớ.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Persimmon (Diospyros kaki) fruit: hidden phytochemicals and health claims – PMC https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4817420/ Ngày truy cập: 16/10/2023

Persimmon (Diospyros kaki L.) – ScienceDirect https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/B9780857090904500093 Ngày truy cập: 16/10/2023

Astringency of Persimmons (Diospyros kaki, L.) | Nature https://www.nature.com/articles/199072a0 Ngày truy cập: 16/10/2023

Have a healthy diet in pregnancy – NHS https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/have-a-healthy-diet/ Ngày truy cập: 16/10/2023

Pregnancy nutrition: Foods to avoid during pregnancy – Mayo Clinic https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-nutrition/art-20043844 Ngày truy cập: 16/10/2023

Is It Safe To Eat Persimmon During Pregnancy? https://www.momjunction.com/articles/persimmons-during-pregnancy_00379201/ Ngày truy cập: 16/10/2023

Is Persimmon a Safe Fruit to Eat In Pregnancy? Plus Benefits https://www.pregnancyfoodchecker.com/persimmon-safe-pregnancy-benefits/ Ngày truy cập: 16/10/2023

Persimmon: Health Benefits, Nutrition Facts & How To Eat – HealthifyMe https://www.healthifyme.com/blog/persimmon-benefits/ Ngày truy cập: 16/10/2023

Phiên bản hiện tại

16/10/2023

Tác giả: Minh Châu Văn

Thông tin kiểm chứng bởi: Ban biên tập Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Bà bầu ăn dưa lê được không? 10 lợi ích và cách ăn an toàn trong thai kỳ

7 loại trái cây bà bầu không nên ăn


Thông tin kiểm chứng bởi:

Ban biên tập Hello Bacsi


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 16/10/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo