backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Bà bầu có ăn được măng tây không? Ăn như thế nào là tốt nhất?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 27/04/2021

    Bà bầu có ăn được măng tây không? Ăn như thế nào là tốt nhất?

    Bà bầu có được ăn măng tây không là thắc mắc rất thường gặp. Bình thường, măng tây có thể là món ăn tốt cho sức khỏe nhưng nếu mang thai, bạn cần nhớ một số lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.  

    Với nhiều người, măng tây là món ăn rất đỗi quen thuộc. Măng tây là thực vật dạng bụi, thân thảo, thuộc họ hoa loa kèn, có họ hàng với hành tây và tỏi. Phần thân và búp thường được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon với vị ngọt thanh, giòn giòn, tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, bà bầu có được ăn măng tây không? Ăn như thế nào để tốt cho mẹ và bé? Những băn khoăn này của bạn sẽ được giải đáp thông qua những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi.

    Bà bầu có ăn được măng tây không?

    Đây là thắc mắc của rất nhiều bà bầu và câu trả lời là “Có’. Măng tây được xem là thực phẩm an toàn cho bà bầu và mẹ đang cho con bú. Không những vậy, bà bầu ăn măng tây còn rất tốt cho sức khỏe bởi loại rau này chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, trong thai kỳ, bạn không nên ăn quá nhiều và khi ăn, cần chú ý rửa và nấu chín kỹ để loại bỏ vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh.

    Lợi ích của măng tây đối với sức khỏe bà bầu

    bà bầu có ăn được măng tây không

    Bên cạnh thắc mắc bà bầu có ăn được măng tây không thì nhiều người cũng “quan ngại” về những tác dụng của măng tây đối với sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo bởi nếu ăn vừa phải thì đây là một “siêu thực phẩm” cực kỳ tốt. Măng tây có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lại không chứa calo và chất béo. Thậm chí, một số chất dinh dưỡng có trong măng tây còn cực kỳ có lợi cho sự phát triển của thai nhi:

    • Vitamin K: Có tác dụng giúp đông máu, có thể ngăn ngừa tình trạng chảy máu quá nhiều trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Tuy nhiên, vitamin này không tồn tại trong cơ thể lâu, do đó, bạn nên bổ sung mỗi ngày một ít trong chế độ ăn để nhận được nhiều lợi ích nhất.
    • Folate: Chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển ống thần kinh của thai nhi. Việc bổ sung đủ folate (được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm) hoặc axit folic (dạng tổng hợp) trong giai đoạn đầu mang thai sẽ giảm nguy cơ thai nhi bị rối loạn ống thần kinh như tật nứt đốt sống. Măng tây là thực phẩm rất giàu folate, chỉ nửa chén là đã có thể đáp ứng khoảng 34% khuyến nghị hàng ngày.
    • Canxi: Ngoài folate, nửa chén măng tây còn cung cấp khoảng 20mg canxi. Dù đây không phải là con số lớn nhưng nó cũng cực kỳ hữu ích đối với sức khỏe xương, răng của cả mẹ và thai nhi.
    • Chất xơ: Măng tây rất giàu chất xơ hòa tan, có tác dụng hỗ trợ quá trình nhu động ruột và giúp bạn đi ngoài đều đặn. Táo bón khi mang thai là vấn đề rất phổ biến, nếu bà bầu ăn măng tây thường xuyên thì có thể giảm nguy cơ gặp phải vấn đề này.

    Ngoài ra, với tác dụng lợi tiểu, măng tây còn giúp loại bỏ tất cả các độc tố khỏi cơ thể và làm sạch dạ dày, từ đó giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và trao đổi chất.

    Măng tây tốt cho sức khỏe bà bầu nhưng cần tránh ăn quá nhiều

    Bình thường, nếu ăn măng tây nhiều thì cũng không gây nên vấn đề, tuy nhiên, trong thời gian mang thai, ăn quá nhiều măng tây có thể khiến bạn thấy khó chịu do:

    • Măng tây có thể gây đầy hơi: Trong măng tây có chứa một loại carbonhydrate là raffinose, cơ thể chúng ta không tạo ra được enzyme để phá vỡ nên raffinose có thể đi qua ruột non mà chưa được tiêu hóa. Khi đến ruột già bị vi khuẩn lên men, raffinose sẽ tích tụ trong đại tràng và dẫn đến đầy hơi. Không chỉ măng tây, tình trạng này còn rất thường gặp nếu bạn ăn nhiều bông cải xanh, bắp cải hoặc súp lơ.
    • Măng tây làm cho nước tiểu có mùi: Axit lưu huỳnh có trong măng tây có thể biến thành một loại khí có mùi hôi khi cơ thể chuyển hóa. Do đó, sau khi ăn măng tây, khi đi tiểu, bạn sẽ thấy nước tiểu có mùi rất mạnh. Nếu đang bị ốm nghén, bạn nên tránh dùng loại rau củ này để tránh các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

    Bà bầu ăn măng tây cần lưu ý những gì?

    bà bầu có ăn được măng tây không

    Bà bầu có ăn được măng tây không? Câu trả lời là “Được’ nếu mẹ lưu ý những điều sau:

    • Nếu bị dị ứng với hành tây, tỏi và hẹ, bạn nên tránh ăn măng tây khi mang thai vì có nguy cơ cao bị dị ứng
    • Rửa và chế biến kỹ măng tây trước khi ăn, đặc biệt là phần búp măng bởi đây là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm…

    Đối với những mẹ đang cho bú thì cần cân nhắc những điều sau:

    • Ăn măng tây có thể ảnh hưởng đến hương vị của sữa mẹ: Mặc dù không gây hại nhưng có thể khiến bé không thích nen lười bú, thậm chí là không chịu bú.
    • Ăn măng tây có thể khiến trẻ bị đầy hơi: Một số người cho rằng nếu mẹ ăn những món dễ gây đầy hơi thì bé sẽ có nguy cơ cao gặp phải trong khi một số ý kiến khác lại cho rằng, trẻ không thể bị lây tình trạng đầy hơi qua sữa mẹ. Do đó, tốt nhất bạn nên quan sát xem bé có bị đầy hơi không, nếu có, hãy chú ý hạn chế măng tây trong thực đơn.

    Cách chế biến măng tây

    Sau khi rửa sạch măng tây, bạn có thể chế biến bằng cách luộc, hấp hoặc nướng. Phần gốc của măng tây thường dai nên khi chế biến, bạn hãy cắt bỏ khoảng 1,5cm và tước sơ vỏ.

    Cách đơn giản nhất để có món măng tây ngon là xào với một ít dầu ô liu, muối và chanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng măng tây để chế biến cùng các món như mì ống, súp hoặc xào chung với các loại rau củ tốt cho bà bầu khác.

    Qua những chia sẻ trên, hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bà bầu có ăn được măng tây không. Nếu được làm sạch, bảo quản và chế biến đúng cách, măng tây hoàn toàn an toàn với bà bầu và mẹ đang cho con bú. Việc ăn quá nhiều măng tây có thể khiến bạn khó chịu nhưng thực tế, không có tác dụng phụ nào gây hại cho bạn và bé. Do đó, nếu thích, bạn vẫn có thêm măng tây vào thực đơn.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 27/04/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo