backup og meta

Bà bầu bị phù chân do đâu và nên làm gì để giảm sưng phù?

Bà bầu bị phù chân do đâu và nên làm gì để giảm sưng phù?

Bà bầu bị phù chân là điều bình thường và không có gì đáng lo, tuy nhiên, nếu bị phù chân khi mang thai nặng, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật  

Phù chân khi mang thai là triệu chứng phổ biến mà hơn 50% bà bầu gặp phải. Phù (hay còn gọi là sưng sinh lý), thường xuất hiện ở bàn tay, mặt, chân, mắt cá chân và bàn chân, đặc biệt là trong vài tháng cuối của thai kỳ. Mức độ sưng có thể thay đổi tùy theo thời điểm trong ngày và thời tiết. Đôi lúc chân phù to hơn vào buổi tối và những lúc nhiệt độ tăng cao.

Bà bầu bị phù chân từ tháng thứ mấy?

Có thai bị phù chân là điều bình thường. Bà bầu có thể bị phù chân vào bất cứ thời gian nào trong thai kỳ nhưng mẹ bầu bị phù chân tháng thứ 5 là phổ biến. Các triệu chứng và mức độ phù chân sẽ tăng dần khi đến những tháng cuối thai kỳ. Cụ thể:

  • Tam cá nguyệt thứ nhất: Bà bầu bị sưng phù sớm với mức độ nhẹ ở chân, tay hoặc mặt.
  • Tam cá nguyệt thứ hai: Hiện tượng phù chân khi mang thai bắt đầu thấy rõ. Thông thường, bà bầu bị phù chân tháng thứ 4 và thứ 5 rất phổ biến.
  • Tam cá nguyệt thứ ba: Xuất hiện rõ nét nhất, càng gần đến ngày dự sinh thì hiện tượng phù chân khi mang thai càng nặng. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh vài ngày đến vài tuần.

Ngoài ra, bà bầu có thể bị phù chân do ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

  • Thời tiết nóng bức
  • Hấp thụ quá nhiều muối
  • Đứng trong thời gian dài
  • Chế độ ăn uống thiếu kali
  • Hoạt động thể chất trong nhiều ngày
  • Uống nhiều cà phê hoặc thức uống chứa caffeine

Nguyên nhân nào gây phù chân khi mang thai?

bà bầu bị phù chân

Lý do khiến gây phù chân khi mang thai cũng khá đa dạng, chẳng hạn như:

  • Việc tích tụ chất lỏng dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân cũng như một vài bộ phận khác.
  • Những thay đổi trong máu cũng khiến chất lỏng xâm nhập vào các mô.
  • Tử cung lớn dần tạo áp lực lên các tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch chủ. Do đó, dòng máu ở chân lưu thông chậm tạo ra ra hiện tượng ứ đọng. Điều này buộc chất lỏng từ tĩnh mạch xâm nhập vào các mô của bàn chân và mắt cá chân.
  • Bào thai có nước ối quá nhiều hoặc mang đa thai có thể gây phù chân nặng, nhất là trong những ngày nóng bức hoặc vào mùa hè. Phù chân thường sẽ nhanh chóng biến mất sau khi bé yêu ra đời bởi cơ thể bắt đầu quá trình loại bỏ chất lỏng. Vì thế, bạn có thể thấy mình đi vệ sinh thường xuyên hơn và đổ mồ hôi nhiều trong vài ngày đầu sau sinh.

Có thể bạn quan tâm: Phù chân khi mang thai tháng thứ 9: Lời khuyên dành cho các bà bầu

Bà bầu bị phù chân có sao không?

Phù chân mức độ vừa là hiện tượng bình thường vì ít khi gây nguy hại. Đôi khi mẹ bầu còn không phát hiện ra điều này. Tuy nhiên, nếu bàn tay hoặc khuôn mặt bỗng dưng sưng phù và kéo dài hơn một ngày thì bạn nên đi khám. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám nếu có các triệu chứng như:

  • Phù mặt
  • Mắt sưng lên
  • Sưng tay mức độ trung bình trở lên
  • Sưng nhiều ở bàn chân hoặc mắt cá chân.

Bà bầu phù chân quá nặng khi mang thai có thể là một trong những dấu hiệu của tiền sản giật. Phù bệnh lý thường đi kèm với các triệu chứng như tăng huyết áp, tăng cân nhanh và xuất hiện đạm trong nước tiểu (protein niệu). Bạn không cần phải lo lắng nếu huyết áp và xét nghiệm nước tiểu đều ở mức bình thường. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đi khám nếu một trong hai chân bị phù nhiều hơn chân còn lại và cảm thấy đau ở bắp chân cũng như đùi bởi đây có thể là dấu hiệu hình thành cục máu đông.

Bà bầu bị phù chân phải làm sao?

bà bầu bị phù chân

Có nhiều cách để giảm tình trạng phù chân khi mang thai như:

  • Xoa bóp: Giúp tạo áp lực lên các khu vực của cơ thể, chẳng hạn như chân để giảm dần hiện tượng sưng tấy
  • Thảo dược: Bạn hãy cân nhắc sử dụng trà bồ công anh để giúp ngăn ngừa tình trạng cơ thể giữ nước
  • Bấm huyệt: Đây là liệu pháp thư giãn khá phổ biến, sử dụng lực để ấn vào các huyệt đạo nhằm giảm tình trạng phù chân khi mang thai.

Ngoài ra, bà bầu bị phù chân còn có thể giảm thiểu tình trạng này bằng cách chú ý đến thói quen vận động trong sinh hoạt như:

  • Nâng cao chân
  • Không giữ một tư thế quá lâu
  • Tránh mang giày hoặc vớ quá chật
  • Khi ngồi, tránh vắt chéo chân mà nên duỗi ra
  • Thường xuyên xoay mắt cá chân và cử động ngón chân
  • Đi bộ ngắn để ngăn máu tích tụ ở phần dưới của cơ thể
  • Uống nhiều nước để cơ thể tránh được tình trạng giữ nước
  • “Ăn sạch”: Lựa chọn thức ăn tốt cho sức khỏe, hạn chế tối đa thức ăn nhanh
  • Thể dục đều đặn ở mức độ phù hợp tình trạng thai: đi bộ, yoga cho bà bầu, hít thở, các bài tập kegel… (Trước khi tập, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia).

Ngăn ngừa phù chân khi mang thai như thế nào?

Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng phù chân khi mang thai bằng một lối sống lành mạnh kết hợp tập thể dục điều độ. Ngoài ra, chế độ ăn uống cân bằng với một lượng nhỏ đạm như thịt, trứng, cá, đậu đi kèm với rau xanh và trái cây cũng hỗ trợ mẹ bầu đạt được mức cân nặng phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế dùng muối, đường, chất béo mà thay vào đó ưu tiên cho các món thanh đạm.

Tình trạng bà bầu bị phù chân có thể khiến mẹ cảm thấy khó chịu hoặc thậm chí không tự tin. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng bởi phù chân sẽ dần biến mất sau khi bé yêu chào đời.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What can you do to relieve leg swelling from pregnancy? https://www.webmd.com/baby/qa/what-can-you-do-to-relieve-leg-swelling-from-pregnancy Ngày truy cập 14/01/2018

Swelling during Pregnancy  https://parenting.firstcry.com/articles/swelling-during-pregnancy/ Ngày truy cập 14/01/2018

Swelling During Pregnancy  http://americanpregnancy.org/pregnancy-health/swelling-during-pregnancy/ Ngày truy vập 14/01/2018

Swelling during pregnancy  https://www.pregnancybirthbaby.org.au/swelling-during-pregnancy Ngày truy cập 14/01/2018

Can Pregnant Women Do Anything to Reduce or Prevent Swollen Ankles https://kidshealth.org/en/parents/ankles.html Truy cập ngày 18/01/2022

Phiên bản hiện tại

18/01/2022

Tác giả: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Đi tìm lý do vì sao bà bầu khó thở và cách vượt qua sự khó chịu hiệu quả

Bổ sung DHA cho bà bầu từ tháng thứ mấy? 4 loại viên uống DHA từ tảo


Tác giả:

Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Ngày cập nhật: 18/01/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo