backup og meta

Phù chân khi mang thai có nguy hiểm?

Phù chân khi mang thai có nguy hiểm?

Khi bạn mang thai ở vào giai đoạn thứ hai của thai kỳ, chân của bạn sẽ to ra và giày sẽ bắt đầu thắt chặt làm cho hai bàn chân sưng lên. Hiện tượng này thường gây khó chịu cho mẹ bầu, tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng. Những chia sẻ sau đây có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Tại sao mắt cá chân và bàn chân của mẹ bầu thường bị sưng tấy?

Hiện tượng sưng phù khi mang thai hay còn được gọi là phù nề , đó là do chất lỏng dư thừa tràn vào trong các mô của bạn. Khi mang thai khoảng tuần 22 đến 27, hầu như ¾ phụ nữ đều mắc phải hiện tượng này. Ở ba tháng cuối của thai kỳ, phù nề có thể là do bạn có nước ối quá nhiều hoặc bạn mang thai song sinh hoặc nhiều hơn. Hiện tượng sưng có thể tăng lên vào cuối ngày hoặc vào những ngày hè. Sau khi sinh con xong, hiện tượng này sẽ tự động biến mất.

Nguyên nhân chính của hiện tượng này là cơ thể  bạn  giữ lại chất lỏng để hỗ trợ bạn và thai nhi. Các chất dịch sẽ ở lại trong các tế bào và làm cho lưu lượng máu tăng, khiến mắt cá chân và bàn chân của các mẹ bầu sưng lên. Bên cạnh đó, một số bà mẹ cảm thấy sưng ở tay nhưng không nhiều người bị như vậy.

Ngoài ra, tử cung cũng gây ra một áp lực lên các mạch máu từ đầu đến chân. Khi các tĩnh mạch bị thu hẹp, máu bắt đầu tràn xuống chân và làm chân của bạn bị sưng tấy.

Cách giảm hiện tượng phù nề cho mẹ bầu?

Hiện tượng sưng lên ở bàn chân và bàn tay là điều hoàn toàn bình thường đối với phụ nữ trong thai kỳ. Tuy nhiên, bạn có thể thử những biện pháp sau để thoải mái hơn khi mang thai như:

  • Nằm nghiêng một bên để giảm áp lực máu tụ ở chân;
  • Gác chân lên cao – bạn có thể đặt đệm dưới chân khi bạn nằm trên giường hoặc đặt một cái ghế nhỏ dưới bàn để gác lên khi đi làm;
  • Lựa chọn những đôi giày thoải mái và bạn không nên mang giày quá chật;
  • Bạn không nên bắt chéo chân hoặc mắt cá chân khi đang ngồi;
  • Tránh đứng lâu, bạn nên đi dạo thường xuyên để giúp giữ cho máu lưu thông đều đặn ở hai chân;
  • Không mang vớ bó chặt và nhớ tháo vớ ra trước khi bước xuống giường vào buổi sáng hôm sau để máu không tụ quanh mắt cá chân;
  • Uống nhiều nước – đừng ngạc nhiên, đây là cách giúp mẹ bầu giữ lại lượng nước vừa phải;
  • Tập thể dục thường xuyên, đi bộ, đạp xe tại chỗ. Bơi và thể dục nhịp điệu dưới nước rất tốt khi chân của bạn sưng lên, nước giúp giảm sưng. Vì vậy, bạn nên chọn mực nước ở hồ cao ngang vai của bạn.
  • Nếu không thể đứng dậy, bạn có thể cong chân lên và kéo dãn chân ra theo chiều lên xuống hoặc xoay bàn chân theo một vòng tròn.

Bạn hãy tập thói quen ăn thức ăn lành mạnh và tránh ăn vặt. Bạn thêm các thực phẩm tự nhiên giàu vitamin C và E  vào thực đơn hằng ngày của mình. Các thức ăn giàu vitamin C như là cam quýt, ớt xanh, ớt đỏ, dưa hấu, khoai tây, cà chua, dâu tây, bắp cải và bông cải xanh. Thực phẩm giàu vitamin E như là dầu thực vật (đặc biệt là dầu ngô, dầu đậu nành và dầu mầm lúa mì), hạt hướng dương, mầm lúa mì, bắp, hạt điều và hạt hạnh nhân.

Các bà mẹ tương lai cũng đừng quá lo lắng khi thấy chân mình bị sưng tấy. Sau khi sinh con xong, hiện tượng phù nề sẽ hết. Hãy nhớ rằng những thay đổi trong thời kỳ mang thai đều có lợi cho sự phát triển cho con của bạn trong tương lai.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Edema (Swelling of the Ankles and Feet) During Pregnancy. http://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/edema.aspx. Ngày truy cập 22/08/2016

Swollen feet, ankles, and hands (edema) during pregnancy. http://www.babycenter.com/0_swollen-feet-ankles-and-hands-edema-during-pregnancy_230.bc. Ngày truy cập 22/08/2016

Swollen ankles, feet and fingers. http://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/swollen-ankles-feet-pregnant.aspx. Ngày truy cập 22/08/2016

Swelling (natural remedies). http://www.babycentre.co.uk/a549316/swelling-natural-remedies. Ngày truy cập 22/08/2016

Phiên bản hiện tại

16/12/2016

Tác giả: Bác sĩ - Giáo sư Aron Schuftan

Cập nhật bởi: Hải Tiền


Bài viết liên quan

Chỉ số para là gì? Cách đọc và ý nghĩa trong sản khoa

Bổ sung sắt cho mẹ bầu và sau sinh như thế nào cho hiệu quả, an toàn?


Tác giả:

Bác sĩ - Giáo sư Aron Schuftan

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện FV


Ngày cập nhật: 16/12/2016

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo