backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? 6 thực phẩm "vàng" giúp mẹ nhanh khỏi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Minh Phú · Ngày cập nhật: 3 tuần trước

    Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? 6 thực phẩm "vàng" giúp mẹ nhanh khỏi

    Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì là băn khoăn của không ít sản phụ những lúc bị cơn đau bụng đi ngoài làm phiền. Để có câu trả lời, mời bạn tham khảo ngay bài viết sau.

    Nếu như tình trạng táo bón khi mang thai là nỗi “ám ảnh” kinh hoàng thì việc bị tiêu chảy cũng khiến chị em mệt mỏi chẳng kém. Bởi nếu có những sơ xuất trong khâu dưỡng bệnh, nhất là ăn uống thiếu khoa học sẽ khiến tình trạng này thêm nghiêm trọng ảnh hưởng cả mẹ lẫn con. Vậy mẹ bầu bị đau bụng tiêu chảy nên ăn gì cho nhanh khỏi, mau lại sức? Để có câu trả lời, hãy dành ít phút tham khảo những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết dưới đây bạn nhé!

    Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? 6 gợi ý không nên bỏ qua

    Hello Bacsi xin chia sẻ một vài lời khuyên về vấn đề bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì hoặc bà bầu bị đi ngoài nên ăn gì để giúp mẹ nhanh phục hồi:

    1. Chuối – Câu trả lời cho câu hỏi bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì

    Chuối là loại trái cây lành tính, dễ tìm mua và rất giàu dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu bị tiêu chảy. Cụ thể, hai thành phần chất xơ hòa tan trong chuối gồm pectin và inulin có vai trò lần lượt là làm tăng sinh khối phân cầm tiêu chảy và giúp cân bằng lợi khuẩn đường ruột. Chưa kể, chuối còn cung cấp nhiều kali sẽ bù lại lượng điện giải bị thất thoát do phải đi tiêu nhiều lần.

    Tin tốt cho là chuối rất dễ tiêu hóa nên mẹ bầu bị tiêu chảy có thể dùng từ 2 – 3 quả mỗi ngày cho đến khi hệ tiêu hóa bình ổn trở lại.

    2. Mẹ bầu tiêu chảy nên ăn gì? Táo cũng là lựa chọn tốt

    bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì táo

    Ngoài chuối thì táo cũng là loại trái cây được khuyến khích cho mẹ bầu bị tiêu chảy. Sở dĩ như thế là vì táo cũng chứa nhiều pectin. Khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hóa tạo nên lớp bảo vệ ngăn ngừa các chất gây kích thích ruột.

    Quá trình này cũng tạo ra prebiotic từ đó cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy. Nói thêm là những lúc cơ thể mẹ suy nhược, uể oải thì cũng có thể ăn một quả táo để có thể “nạp” năng lượng trong tích tắc.

    3. Thực đơn cho bà bầu bị tiêu chảy nên có cơm trắng

    Ai mà ngờ món ăn quá dỗi quen thuộc này lại có mặt trong danh mục lời đáp cho thắc mắc bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì, mẹ bầu đau bụng đi ngoài nên ăn gì. Lý do là bởi thành phần chính của gạo là carbohydrate (carb) đơn chỉ chứa 1 hoặc 2 loại đường như fructose và galactose nên được cơ thể tiêu hóa và hấp thụ dễ dàng hơn so với khi ăn thực phẩm giàu protein và chất béo.

    Hơn nữa, cơm trắng cũng có ít chất xơ nên nhờ vậy mà hệ tiêu hóa của mẹ không phải làm việc quá nhiều. Mặt khác tinh bột trong gạo sẽ phần nào hút bớt nước làm kết cấu phân trở nên đặc hơn, hạn chế tình trạng đi ngoài phân lỏng.

    4. Bà bầu đau bụng đi ngoài nên ăn gì? Hãy dùng ngay bánh mì trắng hoặc bánh quy

    bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì

    Nếu không rõ bà bầu bị đi ngoài nên ăn gì thì hãy dùng ngay bánh mì trắng bạn nhé. Cũng giống như cơm, tinh bột trong bánh mì trắng sẽ hút nước trong lòng ruột từ đó làm chậm quá trình tiêu hóa. Việc tiêu hóa những thực phẩm làm từ ngũ cốc tinh chế như vậy cũng trở nên dễ dàng hơn.

    Trường hợp nhà không có sẵn bánh mì trắng, mẹ vẫn thay bằng bánh quy được nhé. Lượng muối vừa phải trong bánh quy có tác dụng làm chậm quá trình mất nước và lấy lại sự cân bằng điện giải cho cơ thể.

    5. Khoai lang, khoai tây nghiền

    Những ai đang thắc mắc bà bầu bị đau bụng đi ngoài nên ăn gì thì hãy nhanh chóng bổ sung khoai lang hoặc khoai tây vào thực đơn của mình. Các loại củ trong “họ” nhà khoai nói chung sở hữu nhiều enzyme có lợi cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra chúng còn bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu, chẳng hạn vitamin A, B, C cùng kali giúp giảm tình trạng tiêu chảy khi mang thai.

    Khi ăn, mẹo chữa đau bụng đi ngoài cho bà bầu bằng khoai lang hay khoai tây là bạn có thể luộc hoặc hấp cùng một chút muối để tạo vị. Tránh chiên, xào vì những cách nấu ăn như vậy sẽ làm hao hụt dinh dưỡng và tệ hơn là làm kích ứng đường tiêu hóa.

    6. Bà bầu bị tiêu chảy nên uống gì? Có được uống nước dừa không?

    bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì nước dừa

    Nước dừa là một trong những “ứng viên” sáng giá trong danh mục đáp án của thắc mắcbà bầu đau bụng đi ngoài nên uống gì. Thức uống này khá giàu điện giải và chất khoáng (đặc biệt là kali) nên vừa có công dụng bù lại khoáng chất bị mất vừa bổ sung nước cho cơ thể.

    Thành phần axit lauric trong nước dừa khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành monolauric giúp chống lại các tác nhân gây bệnh tiêu hóa. Tuy tốt là vậy nhưng trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu không nên dùng nước dừa vì việc này sẽ khiến bạn dễ bị đầy bụng hơn.

    Bạn có thể quan tâm:

    Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Áp dụng ngay chế độ BRAT để nhanh khỏi bệnh

    BRAT là chế độ ăn bao gồm 4 loại thực phẩm: Banana (chuối) – Rice (cơm) – Apple (táo) – Toast (Bánh mì nướng). BRAT phù hợp với mọi lứa tuổi khi bị đau bụng đi ngoài và chỉ nên áp dụng khi mà triệu chứng tiêu chảy đã dần thuyên giảm nhằm giúp cơ thể phục hồi. Thời gian thực hiện chế độ BRAT nên là 1 – 2 ngày, tránh kéo dài sẽ khiến cơ thể  không nhận đủ chất dinh dưỡng, nhất là các mẹ bầu.

    Mẹ bầu bị tiêu chảy có thể bắt đầu bằng việc sử dụng 4 thực phẩm vừa nêu rồi dần kết hợp thêm với các loại trái cây, rau quả mềm đã nấu chín. Song song với đó, bạn nên uống nhiều nước và tránh những thực phẩm gây hại như đồ ngọt, sữa, thực phẩm chiên, rán nhiều dầu mỡ. BRAT sẽ không được áp dụng nếu bà bầu bị tiêu chảy cấp tính hoặc có biểu hiện như sốt, đi ngoài phân có máu.

    Mong rằng những chia sẻ về việc mẹ bầu bị tiêu chảy nên ăn gì vừa rồi đã giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc tốt bản thân trong thai kỳ. Đừng quên truy cập chuyên mục Mang thai trên Hello Bacsi để cập nhật những thông tin mới vô cùng bổ ích bạn nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Minh Phú · Ngày cập nhật: 3 tuần trước

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo