3. Vaccine chủng ngừa HPV
HPV (Human papillomavirus) là nhóm gồm hơn 200 loại virus liên quan. Trong đó, hơn 40 loại virus lây lan qua quan hệ tình dục trực tiếp không an toàn. HPV có thể gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục và một số loại ung thư như ung thư cổ tử cung, hậu môn, hầu họng… Bạn không thể chủng ngừa HPV khi mang thai. Hơn nữa, HPV cũng cần được chủng ngừa càng sớm càng tốt đối với người trong độ tuổi sinh sản. Vì vậy, nếu muốn sinh con nhưng chưa tiêm phòng HPV thì bạn nên tiêm sớm trước khi quan hệ tình dục hay mang thai nhé!
4. Tiêm phòng trước khi mang thai – Một số loại vaccine bổ sung có thể cân nhắc

Bên cạnh những vaccine chủng ngừa quan trọng kể trên, bác sĩ có thể dựa trên các vấn đề sức khỏe, lối sống hoặc kế hoạch du lịch của bạn để đề xuất thêm vaccine chủng ngừa một số bệnh như viêm gan A, viêm gan B, phế cầu khuẩn, viêm màng não, COVID-19… Trong đó, vắc xin ngừa viêm gan B rất quan trọng vì nhiễm viêm gan B ở trẻ sơ sinh gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe sau này, mẹ có đủ kháng thể ngừa virus viêm gan B là cách hữu hiệu để phòng viêm gan B chu sinh.
Mặt khác, như đã đề cập thì các vaccine quan trọng với mẹ bầu như vaccine chủng ngừa cúm và vaccine Tdap và chủng ngừa uốn ván – bạch hầu – ho gà đều có thể tiêm trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, đối với chủng ngừa cúm thì việc thực hiện trước khi mang thai vẫn được khuyến khích để bảo vệ mẹ và bé tốt nhất khỏi các biến chứng thai kỳ do cúm.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!