backup og meta

Khám tiền sản: Những điều mẹ bầu cần biết

Khám tiền sản: Những điều mẹ bầu cần biết

Khi bạn mang thai, việc khám tiền sản sẽ cung cấp các thông tin về sức khỏe của bạn và thai nhi.

Kiểm tra tiền sản giúp phát hiện ra bất kỳ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến thai nhi như dị tật bẩm sinh hoặc bệnh di truyền, qua đó giúp bạn đưa ra quyết định chăm sóc sức khỏe tốt nhất trước và sau khi sinh con. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về các xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ nhé.

Khám tiền sản định kỳ

Bạn có thể có những lần khám tiền sản khác nhau vào các thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Một số sẽ kiểm tra sức khỏe của bạn và một số khác cung cấp thông tin về con của bạn.

Trong suốt thai kỳ, bạn sẽ được khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo bạn khỏe mạnh. Bác sĩ sẽ kiểm tra mẫu máu và nước tiểu của bạn để chuẩn đoán các loại bệnh nhất định, bao gồm:

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra nhóm máu của bạn và xem liệu các tế bào máu của bạn có chứa một loại protein gọi là Rh hay không. Bạn cũng có thể phải làm:

  • Xét nghiệm Pap smear;
  • Xét nghiệm B Strep. Bác sĩ sẽ quan sát da trong và xung quanh âm đạo của bạn để kiểm tra loại vi khuẩn này. Điều này thường xảy ra trong tháng cuối cùng của thai kỳ;
  • Siêu âm. Công nghệ này sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của em bé và các cơ quan của bạn. Nếu bạn có một thai kỳ khỏe mạnh bình thường, bạn sẽ có 2 lần siêu âm, một là lúc vừa phát hiện mình mang thai để xem bạn đã mang thai được bao nhiêu tuần và lần thứ hai vào khoảng tuần 18–20 để kiểm tra sự phát triển của thai nhi và đảm bảo rằng các cơ quan đang phát triển bình thường.

Các xét nghiệm khác

Nếu bạn có kết quả dương tính trong cuộc kiểm tra sàng lọc, bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm khác để tìm ra vấn đề.

Chọc dò màng ối

Phương pháp này dùng một chiếc kim mỏng đưa vào trong bụng, bác sĩ sẽ lấy một mẫu chất lỏng bao quanh thai nhi và kiểm tra xem có rối loạn di truyền hoặc dị tật bẩm sinh hay không. Thủ tục này mang một số rủi ro. Khoảng 1 trong 300 đến 500 phụ nữ sẽ bị sẩy thai vì phương pháp chọc dò màng ối. Bác sĩ sẽ cho bạn biết mức độ cần thiết bạn phải thực hiện phương pháp này.

Lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS)

Bác sĩ lấy một mẫu nhỏ nhau thai bằng cách đặt một cây kim qua bụng hoặc một ống nhỏ lên âm đạo. Bác sĩ sẽ kiểm tra hội chứng Down và các bệnh di truyền khác. Chỉ có một số phụ nữ có nguy cơ cao sẽ cần xét nghiệm này, thường là nếu xét nghiệm thấy nguy cơ dị tật bẩm sinh. Quy trình sẽ cho bạn biết chắc chắn nếu phát hiện vấn đề, nhưng nó cũng đi kèm với một nguy cơ sảy thai tương tự như việc chọc ối. Hãy nói chuyện với bác sĩ về việc bạn có cần lấy mẫu nhung màng đệm hay không.

Khi nhận được kết quả, bạn cần làm gì?

Kết quả xét nghiệm tiền sản có thể giúp bạn đưa ra những quyết định quan trọng về chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là nhiều cuộc xét nghiệm chỉ cho kết quả tương đối chứ không hoàn toàn chắc chắn. Không có bài kiểm tra nào chính xác 100%.

Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về kết quả nhận được cũng như ý nghĩa của chúng để có thể quyết định nên làm gì sau khi có kết quả dương tính và tìm ra cách điều trị phù hợp khi thai nhi bị rối loạn. Những câu hỏi sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này:

  • Ý nghĩa của các xét nghiệm này là gì?
  • Kết quả cho biết điều gì và không bao gồm những gì?
  • Hậu quả khi không thực hiện các xét nghiệm này?
  • Cần làm gì với kết quả nhận được?
  • Các cuộc xét nghiệm chính xác như thế nào?
  • Các rủi ro là gì?
  • Phải mất bao lâu để có được kết quả?
  • Cảm giác khi xét nghiệm thế nào?
  • Chi phí của xét nghiệm này là bao nhiêu, có nằm trong bảo hiểm hay không?
  • Nên xét nghiệm ở đâu?

Bài viết trên đây hy vọng đã trang bị cho các bà mẹ tương lai những kiến thức cần thiết và hữu ích để các mẹ bầu có thể biết cách bảo vệ mình và bé một cách tốt nhất.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Your Guide to Prenatal Testing http://www.webmd.com/baby/your-guide-prenatal-testing Ngày truy cập 30/06/2017

Phiên bản hiện tại

27/08/2020

Tác giả: Hải Tiền

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Bí quyết chọn serum cho bà bầu: Làm đẹp an toàn trong thai kỳ

Lợi ích của các bài tập thể dục đối với sức khỏe sinh sản


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hải Tiền · Ngày cập nhật: 27/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo