backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Người già bị phù chân phải làm sao?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Trần Tố Trân · Lão khoa · Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM


Tác giả: Thu Hiền · Ngày cập nhật: 17/11/2022

Người già bị phù chân phải làm sao?

Phù chân là tình trạng sức khỏe phổ biến ở người cao tuổi, có tác động tiêu cực đến sự an toàn và thoải mái của người bệnh. Vậy người già bị phù chân nên làm gì? 

Nguyên nhân nào khiến chân người già bị sưng phù? Giải pháp cải thiện tình trạng này ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Nguyên nhân khiến người già bị phù chân

Sự tích tụ dịch bất thường ở mắt cá chân, bàn chân và cẳng chân gây nên hiện tượng sưng tấy, phù nề. Đối với người cao tuổi, chân bị sưng phù có thể do tác động của một vài yếu tố, bao gồm:

  • Ít vận động hoặc không hoạt động
  • Viêm khớp 
  • Thừa cân, béo phì
  • Suy giãn tĩnh mạch
  • Chấn thương hoặc phẫu thuật liên quan đến chân
  • Chân bị sưng có thể là dấu hiệu của suy tim, suy thận, suy gan.
  • Có thể do huyết khối ở tĩnh mạch chân
  • Tác dụng phụ của thuốc như thuốc hạ áp nhóm ức chế canxi 

Người già bị phù chân nên làm gì để cải thiện?

người già bị phù chân

Nếu người thân của bạn đang gặp tình trạng sưng phù chân thì đừng quá lo lắng! Tin tốt là vấn đề này hoàn toàn có thể cải thiện nếu người thân của bạn thay đổi một vài thói quen và lối sống.

  • Tăng lượng Magie: Magie là chất giúp tăng cường tuần hoàn máu và có thể được tìm thấy ở dạng thực phẩm chức năng hoặc bổ sung tự nhiên trong các loại thực phẩm như: các loại hạt, đậu, rau lá xanh…
  • Tăng cường vận động và di chuyển: Người cao tuổi không nên vận động bằng cách chạy, nhảy. Thay vào đó, hãy khuyến khích họ đi bộ nhẹ nhàng hàng ngày. Bạn cũng nên sắp xếp thời gian tham gia cùng người thân của mình để tăng niềm vui và động lực. Hãy khuyến khích người già bị phù chân thực hiện một số chuyển động cơ bản với đầu gối và mắt cá chân, như uốn cong, duỗi thẳng và uốn dẻo.
  • Giảm lượng muối trong chế độ ăn: Chế độ ăn nhiều muối là một trong những nguyên nhân gây tích nước trong cơ thể. Vì vậy, người lớn tuổi nên hạn chế ăn mặn. Cách chế biến thức ăn cho người cao tuổi cũng cần tiết giảm muối khi nêm nếm.

>>> Đọc thêm: 9 bệnh người già phổ biến và cách phòng ngừa

Ngoài các giải pháp ở trên, bạn cũng có thể xem xét một vài gợi ý ở dưới đây để giúp cải thiện tình trạng chân người già bị sưng phù.

  • Mang vớ y tế hỗ trợ cho người già bị phù chân để thúc đẩy tuần hoàn 
  • Đặt chân trên gối để nâng chân cao hơn tim khi nằm.
  • Tránh mặc quần áo bó sát hoặc quấn vòng quanh đùi
  • Người già bị phù chân nên giữ cân nặng cơ thể ở mức hợp lý
  • Kiểm tra giày xem có quá chật hay không, giày dép chật sẽ hạn chế lưu thông máu xuống chân và làm tình trạng phù nề nặng hơn.

Các bài tập đơn giản cho người già bị phù chân

người già bị phù chân

Bằng cách lặp lại một vài động tác cơ bản hàng ngày, người cao tuổi trong gia đình của bạn có thể sẽ được cải thiện tình trạng sưng phù ở chân. Dưới đây là một số bài tập gợi ý mà bạn có thể áp dụng thử đối với người thân của mình.

  • Đầu gối đến ngực: Nằm thẳng lưng, giữ một chân áp sát nền nhà và gập đầu gối chân còn lại đưa lên về phía ngực. Sau đó, luân phiên các chân trong ba hiệp, mỗi hiệp 10 lần gập gối.
  • Ép mông: Động tác này có thể thực hiện cả khi ngồi hoặc nằm. Người tập cần siết cơ mông càng chặt càng tốt và giữ nó trong 3 – 5 giây, hít thở đều. Thư giãn và lặp lại trong ba hiệp, mỗi hiệp 10 lần. 
  • Gập và duỗi bàn chân: Nằm ngửa, chỉ di chuyển bàn chân và co các ngón chân lên về phía đầu, sau đó hướng chúng xuống theo hướng ngược lại. Bạn sẽ cảm thấy các khớp mắt cá chân đang kích hoạt. Thực hiện động tác này ba hiệp, mỗi hiệp 10 cái.

>>> Đọc thêm: 6 tác dụng của thể dục dưỡng sinh đối với người cao tuổi

Vừa rồi là những thông tin xoay quanh vấn đề người già bị phù chân, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích để giúp người thân cải thiện tình trạng này. Nếu tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm hoặc có xu hướng nặng hơn, hãy đưa người thân của mình đến các cơ sở y tế để được kiểm tra nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Trần Tố Trân

Lão khoa · Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM


Tác giả: Thu Hiền · Ngày cập nhật: 17/11/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo