backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

[Infographic] Màu nước tiểu nói lên điều gì về sức khỏe?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Châu Trần · Ngày cập nhật: 25/11/2021

    [Infographic] Màu nước tiểu nói lên điều gì về sức khỏe?

    Tình trạng sức khỏe mỗi người thường được phản ánh qua các triệu chứng bệnh như ngứa, phát ban, sốt,… Bên cạnh đó, nước tiểu cũng là một trong những dấu hiệu bạn cần chú ý đến để biết sức khỏe của bản thân như thế nào. Vậy màu nước tiểu nói lên điều gì về sức khỏe của bạn?

    Nước tiểu của người khỏe mạnh chứa khoảng 96% là nước, phần còn lại bao gồm nhiều loại chất thải từ cơ thể. Nếu nước tiểu có màu lạ, bạn nên đựng nước tiểu trong một lọ nhỏ rồi dùng quỳ tím để kiểm tra xe nước tiểu có màu gì khi phản ứng với quỳ. Bộ thử này được bán rất rộng rãi và dễ dàng mua tại nhà thuốc. Nước tiểu đổi màu với quỳ cũng tức là thành phần của chúng đã thay đổi, cần phải thận trọng hơn. Từng màu nước tiểu trên quỳ tím sẽ phản ánh từng loại bệnh khác nhau.

    Nam giới có thể thấy sự thay đổi của màu sắc nước tiểu khi đi vào bồn, còn phụ nữ sẽ nhìn rõ hơn khi lau bằng giấy vệ sinh màu trắng. Vì vậy, mỗi khi đi tiểu xong, hãy thử quan sát xem nước tiểu của mình có màu gì và hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết màu nước nói lên điều gì về sức khoẻ nhé.

    Màu nước tiểu nói lên điều gì về sức khỏe?

    Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt hoặc trong suốt. Nếu bạn uống quá ít nước, nước tiểu bị cô đặc chuyển sang màu vàng đậm hơn hoặc màu hổ phách. Màu nước tiểu thay đổi không nhiều thì không đáng ngại. Vậy khi có sự chuyển biến rõ rệt thấy được bằng mắt thường thì màu nước tiểu nói lên điều gì? Cùng khám phá ngay phía dưới nhé!

    Thay đổi màu sắc nước tiểu có nguy hiểm không?

    Qua hình ảnh trên, hẳn bạn cũng có thể thấy được màu sắc nước tiểu nói lên điều gì. Nó có thể là do chế độ ăn uống, do thuốc điều trị mà bạn đang dùng. Tuy nhiên, đôi khi nó lại tiềm tàng những vấn đề về sức khỏe cần được điều trị ngay. Sẽ là nguy hiểm nếu màu sắc nước tiểu thay đổi do vấn đề về gan mật, tổn thương thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, tăng canxi máu, ngộ độc hoặc ung thư, bệnh thiếu máu tan máu… Có những trường hợp cần phải điều trị kịp thời, tránh để tổn thương vĩnh viễn những cơ quan quan trọng trong cơ thể.

    Dù những thay đổi về màu sắc nước tiểu có thể thấy ngay được bằng mắt thường, nhưng để biết rõ nguyên nhân, bác sĩ cần phải xét nghiệm phân tích nước tiểu chuyên sâu hơn, thậm chí chỉ định thêm những xét nghiệm khác.

    Vì vậy, hãy luôn đảm bảo cơ thể nạp đủ chất lỏng cần thiết để duy trì nước tiểu trong hoặc màu vàng nhạt. Khi thấy bất thường, bạn nên đi khám, đặc biệt là khi:

    • Màu nước tiểu bất thường không thể giải thích được và không biến mất
    • Có máu trong nước tiểu, thậm chí bạn chỉ thấy điều này một lần duy nhất
    • Nước tiểu trong nhưng mang màu nâu sẫm
    • Nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu nhạt không phải do thuốc hoặc thực phẩm.

    Hãy kể chi tiết với bác sĩ những thực phẩm bạn đã ăn uống gần đây, sự thay đổi màu nước tiểu diễn ra bao lâu rồi, có tiền sử bệnh tiết niệu hay không, có đang hút thuốc lá, có thường xuyên tiếp xúc với hóa chất…

    Bác sĩ sẽ cho bạn biết màu nước tiểu nói lên điều gì thông qua khám tổng quát cùng những xét nghiệm cần thiết, có thể bao gồm xét nghiệm máu, siêu âm hoặc chụp CT thận và bàng quang, cấy nước tiểu, soi bàng quang,… Riêng cấy nước tiểu được sử dụng khi bác sĩ nghi ngờ màu nước tiểu nói lên rằng bạn bị nhiễm trùng tiết niệu. Cấy nước tiểu giúp xác định chính xác có phải thủ phạm là do vi khuẩn hay không và đó là loại vi khuẩn nào. Tuy nhiên, sẽ cần tới vài ngày để nhận được kết quả.

    Khi đã chẩn đoán được nguyên nhân, bạn cũng sẽ biết liệu nó nguy hiểm không và được hướng dẫn cách nào để lấy lại màu sắc nước tiểu bình thường.

    Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc màu nước tiểu nói lên điều gì. Đừng bao giờ chủ quan trước bất kỳ sự khác thường nào nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Châu Trần · Ngày cập nhật: 25/11/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo