Đau bụng dưới

Đau bụng dưới là triệu chứng sỏi bàng quang xuất hiện ở cả nam và nữ. Khi sỏi di chuyển trong bàng quang sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau ở vùng bụng dưới và lan dần tới bộ phận sinh dục. Những cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy vào kích thước của sỏi và sự di chuyển, vận động của người bệnh.
Các triệu chứng sỏi bàng quang khác do nhiễm trùng đường tiểu
Bệnh nhân mắc sỏi bàng quang nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu. Ngoài các dấu hiệu sỏi bàng quang kể trên, khi bị nhiễm trùng, bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, tiểu buốt, nước tiểu đục và có mùi bất thường. Ngoài ra, nếu vi khuẩn phát triển quá mức có nguy cơ phá hủy các mô ở đường tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo, gây ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí là tính mạng bệnh nhân.
Thay đổi lối sống giúp hạn chế sỏi bàng quang và các triệu chứng của bệnh
Một vài thay đổi quan trọng trong lối sống có thể làm giảm nguy cơ hình thành sỏi hoặc giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng sỏi bàng quang như:
- Uống nhiều nước. Uống tối thiểu 2-2,5 lít nước/ngày để giúp pha loãng nước tiểu, giảm nguy cơ hình thành sỏi. Đối với những viên sỏi nhỏ, uống nhiều nước có thể giúp loại bỏ các viên sỏi này qua đường nước tiểu. Người bệnh có thể thay nước lọc bằng các loại nước trái cây như cam, chanh, việt quất,…
- Ưu tiên các món ăn nhiều chất xơ và thanh đạm. Bạn nên tăng cường lượng chất xơ và vitamin từ rau xanh, trái cây tươi. Hạn chế tối đa nguồn đạm động vật trong khẩu phần ăn.
- Hạn chế thức ăn có nhiều muối. Đặc biệt lưu ý lượng muối tối đa mỗi ngày không quá 2,3g, bởi vì ăn nhiều muối có thể làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu, gây hình thành sỏi và khiến bạn dễ gặp các triệu chứng khó chịu do sỏi bàng quang gây ra.
- Cân đối hai nhóm dưỡng chất chứa canxi và oxalat để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Người bệnh nên bổ sung canxi với lượng 800-1.200mg/ngày từ các thực phẩm hàng ngày như tôm, cua, cá, sữa,… Không nên ăn quá nhiều thực phẩm có chứa oxalat (khoai lang, khoai tây, cà phê, rau bó xôi,…) trong cùng một bữa ăn, tốt nhất là kết hợp với các thực phẩm chứa canxi.
- Giảm thiểu việc hút thuốc lá và tiêu thụ các loại đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, rượu, bia,…
- Tránh ngồi lâu một chỗ. Người bệnh nên tăng cường vận động hàng ngày và kiểm soát cân nặng hợp lý.
- Không nên nhịn tiểu vì bất kỳ lý do gì.
Sỏi bàng quang nếu không sớm điều trị có thể gây nhiều biến chứng khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, nếu phát hiện bất cứ triệu chứng sỏi bàng quang nào, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!