Viêm phế quản cấp là một căn bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh, nguyên nhân do virus và vi khuẩn gây ra. Vì vậy, viêm phế quản cấp có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc nhiều vào sức đề kháng của từng người. Cần phải thận trọng nếu người mắc bệnh là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người cao tuổi (trên 60 tuổi), người có thể trạng yếu kém, người bị suy giảm hệ miễn dịch, người mắc các bệnh lý mãn tính – bệnh phổi mãn tính (hen suyễn, giãn phế quản, COPD..), bệnh tim mạch (suy tim), suy thận mạn, đái tháo đường…
Bệnh cũng sẽ nguy hiểm ở những người đang điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch (bệnh lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng thận hư…), dùng thuốc chống thải ghép, ung thư… Viêm phế quản ở những bệnh nhân này có thể diễn biến nhanh chóng và nghiêm trọng hơn nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Muốn biết viêm phế quản cấp có nguy hiểm không, hãy quan sát triệu chứng

Có thể dự đoán được viêm phế quản cấp có nguy hiểm không dựa vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng bệnh. Bệnh thường rất dễ nhận biết với các triệu chứng phổ biến như ho khan lúc đầu, sau đó ho có đờm; đau tức ngực; mệt mỏi; ớn lạnh, sốt; nhức mỏi người, đau đầu đau cơ; sổ mũi, khó thở, đau họng…
Hầu hết các triệu chứng này thường nhẹ, kéo dài trong khoảng 2 tuần và sẽ tự khỏi, chức năng phổi cũng trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho có đờm tăng lên, sốt cao không hạ được, đau ngực và khó thở tăng hay khi triệu chứng kéo dài trên 5 – 7 ngày thì phải thăm khám lại. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy vẫn còn nhiễm trùng khác trên đường hô hấp.
Biến chứng viêm phế quản cấp
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!