Triệu chứng viêm phế quản mãn tính xảy ra khi phế quản (đường dẫn khí trong phổi) bị viêm sưng kéo dài. Triệu chứng phải kéo dài trong ít nhất 3 tháng một năm và trong 2 năm liên tiếp. Bệnh rất phổ biến ở những người hút thuốc lá.
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Triệu chứng viêm phế quản mãn tính xảy ra khi phế quản (đường dẫn khí trong phổi) bị viêm sưng kéo dài. Triệu chứng phải kéo dài trong ít nhất 3 tháng một năm và trong 2 năm liên tiếp. Bệnh rất phổ biến ở những người hút thuốc lá.
Hầu hết những người bị viêm phế quản mãn tính đều xuất hiện triệu chứng tương tự một số các bệnh phổi khác như khí phế thũng, hen suyễn, lao, sẹo phổi,… nhưng mức độ nghiêm trọng có thể khác nhau. Nếu không tìm hiểu kỹ, bạn sẽ dễ nhầm lẫn.
Lúc đầu, bệnh nhân có thể không có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào hoặc rất nhẹ. Tuy nhiên, các triệu chứng viêm phế quản mạn tính có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
Cụ thể như sau:
Triệu chứng chính của viêm phế quản mãn tính là ho dai dẳng không khỏi trong nhiều tháng, khoảng 50% bệnh nhân ho có đờm. Ho xuất hiện hầu hết các ngày trong tháng và kéo dài hơn 3 tháng với ít nhất 2 đợt như vậy xảy ra trong 2 năm liên tiếp.
Màu sắc của đờm có thể thay đổi từ trong, vàng, xanh hoặc có máu. Màu đờm thường phụ thuộc vào sự hiện diện của loại vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể. Tuy nhiên, khi bạch cầu trong đờm giải phóng ra peroxidase cũng có thể làm màu của đờm biến đổi. Vì vậy, không thể dựa vào yếu tố này để khẳng định người bệnh có bị nhiễm vi khuẩn hay không.
Một triệu chứng viêm phế quản mãn tính khác cũng thường gặp nữa là thở khò khè và khó thở. Người bệnh thường ho có đờm trong nhiều năm trước khi bị khó thở. Nguyên nhân là do các ống phế quản (đường dẫn khí trong phổi) bị viêm sưng và kích thích dẫn đến đờm tích tụ, bịt kín các ống dẫn khí, thu hẹp đường thở. Vì đường thở nhỏ nên bệnh nhân thở khò khè, có tiếng rít khi thở hoặc khó thở, hụt hơi, đặc biệt là khi hoạt động thể chất.
Bên cạnh đó, đường thở hoạt động quá mức dẫn đến co thắt phế quản từng cơn cũng gây ra tiếng khò khè.
Các triệu chứng nghiêm trọng khác có thể bao gồm:
Nếu không được điều trị, triệu chứng viêm phế quản mãn tính có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian và dẫn đến các vấn đề hô hấp khác. Không chỉ vậy, biểu hiện bệnh này giống với nhiều bệnh lý về phổi khác nên bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, từ đó mới điều trị đúng bệnh.
Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn:
Việc điều trị có thể bao gồm:
Vì hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phế quản mãn tính, nên cách tốt nhất để ngăn ngừa là không hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá. Càng hít nhiều khói thuốc sẽ càng gây hại cho phổi. Nếu bỏ hút thuốc, bạn sẽ thở tốt hơn, không bị ho nhiều và phổi sẽ được tái tạo.
Ngoài ra, bạn cũng nên cố gắng tránh xa các chất gây kích ứng phổi như khói bụi, ô nhiễm không khí, khói hóa chất từ các sản phẩm dạng xịt như keo xịt tóc, xịt khử mùi, sơn xịt… Để bảo vệ phổi, hãy đeo khẩu trang che kín mũi và miệng khi đi ra ngoài hoặc lúc cần tiếp xúc với những chất này.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có thể nhận biết các triệu chứng viêm phế quản mãn tính, cũng như cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chronic Bronchitis. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/chronic-bronchitis. Ngày truy cập: 06/01/2022
Chronic Bronchitis. https://medlineplus.gov/chronicbronchitis.html. Ngày truy cập: 06/01/2022
Chronic Bronchitis. https://familydoctor.org/condition/chronic-bronchitis/. Ngày truy cập: 06/01/2022
Chronic Bronchitis. https://www.lung.org/lung-health-diseases/lung-disease-lookup/chronic-bronchitis. Ngày truy cập: 06/01/2022
Chronic Bronchitis. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK482437/. Ngày truy cập: 06/01/2022
Chronic Bronchitis. https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions/c/chronic-bronchitis.html. Ngày truy cập: 06/01/2022
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!