backup og meta

Dấu hiệu sớm cần cảnh giác của bệnh hen suyễn ở người lớn

Dấu hiệu sớm cần cảnh giác của bệnh hen suyễn ở người lớn

Hen suyễn là một bệnh lý mạn tính có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào(1). Tuy nhiên, người trưởng thành thường chủ quan bỏ qua các triệu chứng sớm của bệnh. Việc nhận biết các dấu hiệu ban đầu của bệnh hen suyễn ở người lớn sẽ giúp bạn được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhằm kiểm soát bệnh hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

1.  Báo động về bệnh hen suyễn ở người lớn

Nhiều người nghĩ rằng, bệnh hen suyễn chỉ xuất hiện khi còn nhỏ. Tuy nhiên, tần suất bệnh khởi phát ở người trưởng thành phổ biến và nguy hiểm hơn nhiều.

Có lẽ bạn chưa biết, ít nhất 30% trường hợp bệnh hen suyễn ở người lớn được kích hoạt khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh ngay trong môi trường sống và làm việc, chẳng hạn như phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc, hóa chất và một số vật liệu sản xuất hoặc do tiếp xúc lâu ngày với khói hóa chất, gỗ tổng hợp, bột làm bánh, nhựa epoxy, lông động vật…(3, 4, 5).

Một lý do khởi phát bệnh nữa chính là hút thuốc. Nguy cơ mắc hen suyễn ở những người đang hoặc đã từng hút thuốc hay thường xuyên hít phải khói thuốc sẽ cao hơn đáng kể so với người bình thường.

Hút thuốc lá dễ gây khởi phát bệnh hen suyễn ở người lớn

Đáng chú ý, người trưởng thành trong độ tuổi 25 – 40 còn trẻ và khỏe mạnh. Do đó, họ thường chủ quan bỏ qua các dấu hiệu đầu tiên của hen, dẫn đến việc không phát hiện bệnh kịp thời và bỏ lỡ mất thời gian điều trị ban đầu tốt nhất. Cũng vì vậy mà cuộc sống của họ thường xuyên bị ảnh hưởng từ mức độ nhẹ đến các đợt kịch phát trở nặng hơn, khiến chức năng phổi suy giảm nhanh và không thể hồi phục trở lại(8).

Các biến chứng của bệnh hen suyễn ở người lớn

Bệnh hen suyễn ở người lớn có thể gây ra nhiều biến chứng như:

  • Khiến người bệnh mệt mỏi và kiệt sức(9, 11)
  • Ảnh hưởng đến giấc ngủ(4, 9)
  • Học tập hoặc làm việc kém hiệu quả(4, 9, 11)
  • Khả năng tập thể dục và hoạt động thể chất suy giảm(9)
  • Gây căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm(9, 11)
  • Thu hẹp vĩnh viễn các ống phế quản dẫn khí đến phổi, gây giảm chức năng phổi và ảnh hưởng đến khả năng hít thở(9, 11)
  • Việc phải dùng thuốc cắt cơn liên tục có thể khiến người bệnh gặp phải tác dụng phụ của thuốc(4)
  • Nhiễm trùng phổi (viêm phổi)(11)
  • Bệnh nhân phải đi cấp cứu hoặc nhập viện khi vào đợt khó thở kịch phát(4)
  • Nghiêm trọng nhất là khi không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân không thở được và tử vong(10, 11)

Việc nhận biết sớm triệu chứng và điều trị, kiểm soát hiệu quả tình trạng hen suyễn ở người lớn tạo ra sự khác biệt trong việc ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra(4).

2.  Phát hiện bệnh sớm để được điều trị thích hợp

Phát hiện sớm bệnh hen suyễn ở người lớn

Bệnh hen suyễn làm viêm đường hô hấp, kích thích sản xuất nhiều chất nhầy và gây co thắt cơ trơn phế quản(4, 11).  Việc này làm thu hẹp đường thở, gây ra các triệu chứng bao gồm(3, 4, 11, 12):

  • Đau tức ngực hoặc nặng ngực
  • Thở khò khè, nghe phổi có tiếng ran rít, ran ngáy
  • Khó thở, thở hụt hơi, nhất là sau khi tập thể dục hoặc gắng sức
  • Ho khan, đặc biệt là vào ban đêm, khi tập thể dục, cười hoặc khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích như thời tiết thay đổi, khói bụi…

Các dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh của bạn đang trở nên tệ hơn, bao gồm(4):

  • Các triệu chứng và dấu hiệu hen suyễn xuất hiện thường xuyên, gây khó chịu nhiều hơn
  • Mức độ khó thở tăng lên khi được đo bằng máy đo lưu lượng đỉnh để kiểm tra chức năng của phổi

Đối với một số người, các triệu chứng bệnh hen suyễn ở người lớn sẽ bùng phát trong các trường hợp nhất định(4):

  • Hen suyễn do tập thể dục: Có thể nặng hơn khi không khí lạnh và khô
  • Hen suyễn do nghề nghiệp: Do tiếp xúc lâu ngày với các tác nhân gây bệnh tại nơi làm việc
  • Hen suyễn do dị ứng: Được kích hoạt bởi các dị nguyên trong không khí, chẳng hạn như phấn hoa, bào tử nấm mốc, mảnh da hoặc nước bọt khô của vật nuôi…

Các dấu hiệu ban đầu của bệnh hen suyễn dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý thông thường khác như viêm phế quản, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, cúm…Vì vậy, bài trắc nghiệm nhanh dưới đây để giúp bạn xác định nguy cơ bị hen suyễn của chính mình.

Hen suyễn là bệnh lý mạn tính có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, kể cả những người trẻ tuổi. Vì vậy, dù chưa từng được chẩn đoán nhưng bạn cũng không nên xem thường và bỏ qua các triệu chứng của bệnh hen suyễn ở người lớn. Bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra kĩ hơn, từ đó phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị kịp thời, hiệu quả.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Learn How To Control Asthma https://www.cdc.gov/asthma/faqs.htm Ngày truy cập: 09/09/2021

2. Asthma as the Underlying Cause of Death https://www.cdc.gov/asthma/asthma_stats/asthma_underlying_death.html Ngày truy cập: 09/09/2021

3. Adult Onset Asthma https://asthmaandallergies.org/asthma-allergies/adult-onset-asthma/ Ngày truy cập: 09/09/2021

4. Asthma https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/symptoms-causes/syc-20369653 Ngày truy cập: 09/09/2021

5. Adult-onset asthma https://www.racgp.org.au/afp/2015/august/adult-onset-asthma/ Ngày truy cập: 09/09/2021

6. Smoking and asthma in adults https://erj.ersjournals.com/content/24/5/734 Ngày truy cập: 09/09/2021

7. Smoking and Asthma https://kidshealth.org/en/teens/smoking-asthma.html Ngày truy cập: 09/09/2021

8. Who Gets Asthma? https://www.asthmafoundation.org.nz/your-health/living-with-asthma/who-gets-asthma Ngày truy cập: 09/09/2021

9. Asthma https://www.healthdirect.gov.au/asthma Ngày truy cập: 09/09/2021

10. Asthma Facts and Figures https://www.aafa.org/asthma-facts/ Ngày truy cập: 09/09/2021

11. Asthma https://www.nhs.uk/conditions/asthma/ Ngày truy cập: 09/09/2021

12. Adult Onset Asthma https://acaai.org/asthma/types-of-asthma/adult-onset-asthma/ Ngày truy cập: 09/09/2021

Phiên bản hiện tại

09/06/2022

Tác giả: Phương Quỳnh

Tham vấn y khoa: Liên chi Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TP.HCM

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

5 hiểu lầm “kinh điển” về bệnh hen suyễn

6 bài tập hít thở dành cho bệnh nhân hen suyễn nặng


Tham vấn y khoa:

Liên chi Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TP.HCM

Miễn dịch học · Phòng khám Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng - BV Đại học Y Dược TP.HCM


Tác giả: Phương Quỳnh · Ngày cập nhật: 09/06/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo