Theo như nghiên cứu của Bắc Mỹ những năm gần đây, khoảng 16% số trẻ dưới 3 tuổi có phản ứng dị ứng với trái cây hoặc nước ép trái cây và 28 % có phản ứng dị ứng với những thức ăn khác. Trẻ bị dị ứng có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô và hen suyễn.
Triệu chứng dị ứng có thể nhẹ như nổi mày đay khi ăn thức ăn dị ứng. Thường thì những người bị dị ứng sẽ có nồng độ IgE trong cơ thể cao. IgE gắn với tác nhân gây dị ứng và sau đó gắn vào tế bào mast ở da. Tế bào mast giải phóng histamin, gây da đỏ, ngứa và viêm. Những triệu chứng nặng hơn là đau bụng, nôn ói, tiêu chảy đi kèm với mề đay, sưng môi, mắt xuất hiện nhanh chóng và đôi khi có thể dẫn tới sốc phản vệ (tình huống cấp cứu cực kỳ nguy hiểm). Ở trẻ em chưa biết nói, chúng có thể thể hiện bằng khóc, kích động, không chịu bú.
Dị ứng do tiếp xúc da
Dị ứng do tiếp xúc xảy ra khi tác nhân gây dị ứng chạm vào da. Triệu chứng thường chỉ khu trú ở vùng tiếp xúc.
Đa số chất gây dị ứng là chất tẩy rửa, xà phòng, thuốc nhuộm tóc, trang sức, kem cạo râu hoặc chất đánh giày. Ngoài ra cũng có các chất tự nhiên như dầu cây sồi, cây thường xuân và cỏ lưỡi chó.
Mặc dù triệu chứng khá khó chịu, nhưng nó không hề nguy hiểm. Triệu chứng thường là sưng đỏ, ngứa, tróc vảy, phỏng ở vùng tiếp xúc. Cách tốt nhất để điều trị là phải tránh xa chất gây dị ứng. Ngoài ra, khi đã xuất hiện triệu chứng, bạn có thể dùng thuốc bôi dạng dầu hoặc dạng kem để làm giảm triệu chứng, dùng các loại thuốc chứa chất kháng histamins để chống lại phản ứng dị ứng. Nếu tình trạng nặng, bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng viêm như prednisone. Thường bệnh sẽ thuyên giảm sau vài ngày điều trị. Bạn nên đến bác sĩ nếu các nốt phát ban hoặc vùng viêm bị chảy mủ kèm sốt, vì có thể nó đã bị nhiễm trùng.
Dị ứng đường hô hấp
Đây là loại thường gặp nhất, được biết đến là bệnh sốt cỏ khô (một loại dị ứng đường hô hấp).