Bị cảm lạnh nên làm gì? Bạn hãy xịt mũi và vệ sinh mũi bằng thuốc nhỏ mũi hoặc nước muối sinh lý để giúp làm thông mũi. Cách này nhằm rửa sạch và làm lỏng chất nhầy đặc khô, thúc đẩy chất nhầy thoát ra ngoài nhanh.

Lưu ý trong trường hợp trẻ sơ sinh bị cảm lạnh, các bác sĩ khuyên chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý để làm giảm nghẹt mũi cho trẻ. Thuốc nhỏ mũi không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi. Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi không nên dùng thuốc này liên tục trong hơn 5 ngày để ngăn ngừa những tác dụng phụ không mong muốn.
Uống thuốc để làm giảm triệu chứng
Cảm lạnh nên làm gì? Nhiều người sẽ chọn uống thuốc để làm giảm triệu chứng. Đối với người lớn và trẻ em trên 6 tuổi, một số loại thuốc thông mũi, thuốc kháng histamin và thuốc giảm đau không kê đơn chứa hoạt chất paracetamol, ibuprofen hoặc aspirin có thể giúp làm giảm triệu chứng của cơn cảm lạnh.
Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ. Vì vậy, trước khi sử dụng, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc để đảm bảo rằng bạn không dùng quá nhiều.

Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, chỉ có thể cho uống thuốc chứa paracetamol. Phụ huynh tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc không kê đơn cho trẻ em khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liều lượng và loại thuốc chính xác nên dùng cho trẻ.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Hãy đến gặp bác sĩ và thăm khám trong các trường hợp sau đây:
- Các triệu chứng cảm lạnh kéo dài hơn 2 tuần.
- Các triệu chứng không thuyên giảm. Ngoài ra, khi các triệu chứng mới xuất hiện thì rất có thể bạn đã bị một loại nhiễm trùng nặng hơn.
- Đau họng hoặc sốt cao 38ºC trong hơn ba ngày.
- Đau ngực dữ dội và khó thở.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!