Khi chế biến tôm cho người bị ho, bạn nên bỏ đầu và bóc sạch vỏ tôm, tránh lựa chọn các loại tôm nhỏ không thể bỏ vỏ.
Ngoài ra, bạn chế biến các món ăn ở dạng mềm, lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo tôm, súp tôm, bún hay bánh đa nấu tôm… để không gây kích ứng cổ họng và đồng thời cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

3. Người bị ho nên kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe, giúp người ốm nhanh khỏi bệnh. Thay vì lo lắng bị ho có ăn tôm được không, bạn nên lưu ý đến một số loại thực phẩm cần kiêng, có thể kích thích niêm mạc cổ họng, khiến ho nặng hơn gồm:
Rượu bia và các loại đồ uống chứa caffeine
Rượu bia và các loại đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà xanh, trà đen, soda… có thể khiến cơ thể bạn bị mất nước. Ngoài ra, đồ uống có gas cũng gây kích thích niêm mạc cổ họng, dẫn đến phản ứng ho.
Người bị ho nên uống nhiều nước trong ngày để giảm cơn ho. Nước có vai trò giữ cho cổ họng của bạn luôn ẩm, nhờ đó giúp cổ họng ít bị kích thích hơn và hạn chế ho khan. Đối với người ho có đờm, nước ấm còn có tác dụng hỗ trợ long đờm, giúp tống đờm ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.
Ngoài nước lọc ấm, người bị ho có thể uống nước chanh mật ong, nước tắc chưng đường phèn, nước canh, nước ép trái cây hoặc rau củ (trừ các loại rau củ quả có tính axit như cam, chanh…) để mau khỏi.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Đồ ăn nhanh, chiên xào nhiều dầu mỡ có thể kích ứng niêm mạc cổ họng và khiến tình trạng ho, đau họng trầm trọng thêm. Vì vậy, người bị ho ăn tôm được không thì hoàn toàn được, nhưng đừng lựa chọn những cách chế biến này.
Bạn có thể cân nhắc bổ sung các loại thực phẩm sau đây:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!