Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, chủ yếu ảnh hưởng đến phổi, do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Vi khuẩn có thể lây lan từ người này sang người khác khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc hát và đưa những hạt nước bọt nhỏ chứa vi khuẩn lao vào không khí. Sau đó, một người khác ở gần có thể hít vào những hạt nhỏ đó, khiến vi khuẩn xâm nhập vào phổi và bị lây bệnh. Vì vậy, nhiều người lo lắng không biết bệnh lao phổi có đi làm được không?
Cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!
Bệnh lao phổi có đi làm được không?
Khi nào thì không nên đi làm?
Nếu bạn thắc mắc bệnh lao phổi có đi làm được không thì câu trả lời là KHÔNG. Vì bệnh nhân mắc bệnh lao phổi hoạt động sẽ xuất hiện các triệu chứng như ho dai dẳng, ho có đờm, chán ăn, mệt mỏi,… Lúc này, bệnh rất dễ lây nhiễm. Họ thường được khuyên không nên đi làm trong giai đoạn đầu điều trị, cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm và không còn khả năng lây nhiễm nữa. Thời gian này kéo dài ít nhất 2 tuần. Nếu không được điều trị, một người mắc bệnh lao thể hoạt động có thể lây truyền cho trung bình 10 – 15 người mỗi năm.
Một số người tiếp xúc với Mycobacterium tuberculosis, nhiễm trùng nhưng không khởi phát bệnh nên không có triệu chứng và không lây nhiễm – được gọi là bệnh lao tiềm ẩn.
Về sau, bệnh lao có thể khởi phát khi gặp các điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lao tái hoạt động như hệ miễn dịch suy yếu (mắc HIV, suy dinh dưỡng, điều trị ung thư hoặc điều trị bằng steroid trong thời gian dài, mắc các bệnh mạn tính khác, nghiện rượu và căng thẳng về thể chất, tinh thần,…). Một nửa số người bị nhiễm vi khuẩn lao sẽ phát triển thành lao hoạt động trong vòng 2 năm. Ở một nửa còn lại, bệnh xảy ra muộn hơn hoặc không khởi phát.
Người bị lao phổi hoạt động dễ lây lan vi khuẩn sang những người mà họ tiếp xúc hàng ngày, có nhiều thời gian ở cùng nhau trong một không gian kín và chật hẹp. Phổ biến nhất là các thành viên gia đình hoặc đồng nghiệp. Bệnh cũng lây lan dễ dàng trong các cuộc tụ họp đông người.
Bệnh lao phổi có đi làm được không nếu bị lao kháng thuốc? Những người được chẩn đoán hoặc nghi ngờ mắc lao kháng thuốc không được phép đi làm cho đến khi bác sĩ xác nhận họ không còn khả năng lây cho người khác. Họ cần có đủ thời gian nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe. Hơn thế nữa, những người bị lao kháng thuốc có thể phải nhập viện trong vài tháng để điều trị.
Khi nào thì được đi làm?
Bệnh lao phổi có đi làm được không? Câu trả lời là ĐƯỢC nếu bệnh nhân đã điều trị với thuốc kháng sinh và không còn khả năng lây nhiễm cho người khác. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh lao phổi hoạt động sẽ giảm triệu chứng, không còn khả năng lây nhiễm sau khoảng 2 tuần đầu dùng kháng sinh.
Tuy nhiên, họ vẫn cần tuân thủ và hoàn thành hết phác đồ điều trị lao của bác sĩ trong 6-9 tháng để bệnh không tái phát và ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm. Sau khi bệnh nhân trở lại làm việc, họ vẫn cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Ngoài ra, bạn cũng nên biết rằng, ở giai đoạn này, bệnh lao phổi không lây lan qua các vật dụng cá nhân mà người bệnh chạm vào hoặc từng tiếp xúc.
Hiểu bệnh lao phổi có đi làm được không để biết cách phòng ngừa
Lao phổi là một tình trạng bệnh có thể lây nhiễm rất nhanh. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho những người đồng nghiệp và người thân xung quanh, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Bạn sẽ cần dùng thuốc kháng sinh trong ít nhất từ 6 đến 9 tháng theo phác đồ điều trị lao từ bác sĩ.
- Tái khám theo lịch hẹn. Bác sĩ cần lên lịch hẹn tái khám để xem tình trạng của bạn như thế nào. Bạn có thể cần chụp X-quang ngực hoặc làm xét nghiệm đờm để biết liệu thuốc có hiệu quả hay không và có nguy cơ lây truyền vi khuẩn lao cho người khác hay không, cũng như được tư vấn bệnh lao phổi có đi làm được không.
- Ở nhà. Không đi làm, đi học hoặc ra ngoài trong ít nhất 2 tuần đầu điều trị hoặc cho đến khi bác sĩ xác định rằng bạn không còn khả năng lây nhiễm nữa.
- Cách ly tại nhà. Hạn chế tiếp xúc với các thành viên trong gia đình trong thời gian đầu điều trị. Ngủ và sinh hoạt trong một căn phòng riêng biệt cách xa với các thành viên khác trong gia đình.
- Thông gió cho không gian sinh hoạt. Thông gió phòng thường xuyên để vi khuẩn lao không ở trong phòng và lây nhiễm cho người khác. Bạn có thể thông gió không gian bằng cách mở cửa sổ hoặc dùng quạt.
- Đeo khẩu trang. Đeo khẩu trang khi bạn bắt buộc phải ở gần người khác. Yêu cầu các thành viên khác trong gia đình cũng đeo khẩu trang để tự bảo vệ mình.
- Che miệng. Sử dụng khăn giấy để che miệng bất cứ khi nào bạn hắt hơi hoặc ho. Cho khăn giấy bẩn vào túi, buộc kín và vứt đi một cách an toàn.
Hi vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh lao phổi có đi làm được không, cũng như hiểu rõ các biện pháp phòng ngừa để tránh lây lan cho người khác nếu đã được phép đi làm.
[embed-health-tool-bmi]