Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Hỏi đáp bác sĩ: Bệnh cúm A sốt mấy ngày thì khỏi?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Hồng Phượng · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh viện quận Bình Thạnh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 28/03/2023

    Hỏi đáp bác sĩ: Bệnh cúm A sốt mấy ngày thì khỏi?
    Quảng cáo

    Bạn đọc hỏi:

    Chào bác sĩ, con tôi 18 tuổi bị mắc cúm A và sốt trên 37,5°C 2 ngày nay. Xin hỏi bác sĩ bệnh cúm A sốt mấy ngày thì hết? Cần làm gì để đỡ mệt hơn? Cảm ơn bác sĩ nhiều.

    Bác sĩ trả lời:

    Chào bạn,

    – Với câu hỏi Cúm A sốt mấy ngày thì khỏi, bác sĩ Phạm Thị Hồng Phượng, chuyên khoa Ho – Hô hấp, giải đáp như sau:

    Bệnh cúm A sốt mấy ngày?

    Cúm A là bệnh gây ra do virus cúm A, hiện nay ở Việt Nam lưu hành 2 nhóm cúm A chính là H1N1 và H3N2. Cúm A sốt mấy ngày thì hết? Bệnh thường lành tính, sốt sẽ hết sau 3-4 ngày, các triệu chứng khác sẽ giảm dần và tự khỏi sau khoảng từ 7-10 ngày mà không để lại di chứng.

    Triệu chứng nhận biết bạn đã mắc cúm mùa:

    • Sống hoặc đến khu vực có cúm mùa lưu hành; hoặc có tiếp xúc trực tiếp với người mắc cúm
    • Sốt, đau nhức toàn thân, có các triệu chứng về hô hấp như đau họng, hắt xì, ngạt mũi, sổ mũi, ho, khó thở,…

    Khi xuất hiện các triệu chứng trên, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm máu, kỹ thuật PCR để tìm virus cúm, X-quang ngực thẳng,…

    Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh cúm A:

    • Viêm xoang, viêm phổi do bội nhiễm vi trùng.
    • Nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan.
    • Các bệnh mạn tính kèm theo (nếu có) nặng hơn: bệnh phổi, gan, thận, tiểu đường, tim mạch, bệnh về máu,…

    cúm a sốt mấy ngày thì khỏi

    Bạn có thể xem thêm: Cúm A ở trẻ em sốt bao lâu thì khỏi? Trẻ bị sốt do cúm A phải làm sao?

    Cần làm gì khi bị sốt do cúm A?

    Mặc dù bạn đã biết bệnh cúm A sốt mấy ngày thì khỏi, tuy nhiên nếu được chăm sóc tốt các triệu chứng sẽ giảm nhanh và rút ngắn thời gian bệnh từ 1-2 ngày.

    Đối với người bị cúm A, cần lưu ý những thông tin sau:

    • Hạn chế tiếp xúc với người khác: vì bệnh cúm A là bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp, và dễ lây lan từ người sang người. Không cho bé dùng chung đồ chơi, vật dụng cá nhân của người khác để tránh lây nhiễm.
    • Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với người lạ.
    • Hạn chế nằm phòng máy lạnh: do khi ở trong phòng máy lạnh không khí không được trao đổi thường xuyên dễ dẫn đến tồn đọng virus cúm trong môi trường. Không khí lạnh dễ khiến người bệnh bị khô mũi, hắt hơi, ho,… Thay vì nằm phòng máy lạnh, bạn nên nằm phòng sạch sẽ, thông thoáng.
    • Mặc quần áo thoáng mát, thấm hút tốt: giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu, dễ dàng thoát nhiệt, hỗ trợ trong vấn đề hạ sốt.
    • Ăn uống đủ chất, dinh dưỡng hợp lí: giúp gia tăng sức đề kháng, người bệnh sẽ nhanh hồi phục hơn. Uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày cũng rất quan trọng để tránh mất nước và cân bằng nhiệt độ cơ thể tốt hơn. Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng vi lượng khác cần thiết như vitamin C, kẽm,…
    • Nghỉ ngơi: Khi bị cúm A, cơ thể sẽ mệt mỏi. Vì thế, người bệnh cần được nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh. Đối với trẻ nhỏ, cho bé nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, tránh gió lùa trực tiếp dễ bị cảm lạnh.

    Bệnh cúm A sốt mấy ngày khỏi: Khi nào nên đến bệnh viện?

    bị cúm a sốt mấy ngày

    Mặc dù bệnh cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường gặp và có thể tự khỏi không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá chủ quan vì tùy cơ địa mỗi người khác nhau, bệnh có thể trở nặng bất kì lúc nào. Do đó, bạn cần lưu ý các dấu hiệu dưới đây. Nếu xuất hiện bất kì dấu hiệu nào, cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời:

    • Khó thở, tức ngực.
    • Người mệt mỏi, ngủ li bì.
    • Buồn nôn, nôn nhiều.
    • Màu da tái xanh, môi nhợt nhạt.
    • Các triệu chứng cúm hết nhưng lại tái phát với mức độ nặng hơn

    Trân trọng!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Phạm Thị Hồng Phượng

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh viện quận Bình Thạnh


    Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 28/03/2023

    Quảng cáo

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    Quảng cáo
    Quảng cáo
    Quảng cáo