backup og meta

Chia sẻ

Zalo

Sao chép đường dẫn

7 cách kết thúc "nỗi ám ảnh" chảy nước miếng khi ngủ

Nghe bài viết

7 cách kết thúc "nỗi ám ảnh" chảy nước miếng khi ngủ

Bạn đã từng thức dậy vào sáng sớm và nhìn thấy nước miếng dính khắp chiếc gối yêu quý của mình bao giờ chưa? Nếu có thì cũng đừng quá lo lắng, hãy tìm hiểu ngay các cách trị ngủ chảy nước miếng sau đây để thoát khỏi tình trạng này.

Việc chảy nước miếng khi ngủ không chỉ ảnh hưởng xấu đến hình tượng bên ngoài của bạn mà còn gây ra những vấn đề về sức khỏe. Nước dãi chảy ra khi ngủ sẽ khiến miệng của bạn khô lại vào sáng hôm sau. Cùng với đó, bạn sẽ gặp phải chứng hôi miệngnước bọt có khả năng tiêu diệt và loại bỏ những vi khuẩn gây hôi miệng.

Để nhanh chóng chữa trị tình trạng chảy nước miếng khi ngủ, bạn hãy thử áp dụng 7 cách mà Hello Bacsi gợi ý sau:

1. Kê đầu cao lên khi ngủ để đỡ chảy nước miếng

Khi ngủ, nếu nằm nghiêng qua một bên hay nằm sấp mặt xuống giường, bạn sẽ dễ bị chảy nước miếng hơn. Hãy thử nằm thẳng và kê đầu lên gối ngủ (dày từ 5-8 cm), khi đó, nước bọt sẽ di chuyển nghiêng về phía xương hàm dưới và bạn sẽ không còn bị chảy dãi ra gối khi ngủ nữa.

2. Cách trị ngủ chảy nước miếng bằng tư thế nằm ngửa

Cách trị ngủ chảy nước miếng bằng tư thế nằm ngửa

Bạn nên tập quen dần với tư thế nằm ngửa khi ngủ để làm giảm thói quen chảy nước miếng khi ngủ. Nếu bạn tỉnh giấc giữa đêm và thấy mình đang ngủ sấp mặt, hãy đưa cơ thể về tư thế nằm ngửa nhé.

Trong trường hợp vẫn gặp khó khăn, bạn có thể dùng một chiếc gối được thiết kế riêng để hỗ trợ phần đầu và cổ, giúp bạn thoải mái hơn khi ngủ. Đặc biệt, một số loại gối còn được may đường viền để giúp bạn giữ phần đầu ở giữa, không bị nghiêng trái phải ngay cả khi thay đổi tư thế lúc đang ngủ.

3. Điều trị nghẹt mũi để giảm chảy nước miếng khi ngủ

Một trong những lý do chính khiến chúng ta chảy dãi khi ngủ chính là việc hít thở bằng miệng chứ không phải bằng mũi. Để tránh điều này xảy ra, bạn nên tập quen với việc hít thở bằng mũi khi ngủ. Đồng thời, bạn hãy giữ khoang mũi không bị tắc nghẽn và luôn thông thoáng. Thực hiện điều này bằng cách sử dụng các dung dịch vệ sinh khoang mũi hoặc trùm khăn xông hơi.

4. Nhờ bác sĩ tư vấn về loại thuốc đang dùng

Nhờ bác sĩ tư vấn thuốc đang dùng

Một số loại thuốc bạn đang dùng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chảy nước miếng quá mức, hãy đến tham khảo ý kiến của bác sĩ kê đơn để được đổi sang một loại thuốc khác có ít tác dụng phụ hơn.

Trong trường hợp bạn thực sự gặp rắc rối khi kiểm soát việc chảy nước dãi, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giúp giảm lượng nước bọt được sản xuất bởi các tuyến trong cơ thể bạn. Tuy nhiên, những đơn thuốc này thường không được sử dụng trong trường hợp chảy nước miếng ban đêm một cách vô thức vì bạn có thể bị mất nước và khô miệng.

5. Hít thở đúng cách để trị chảy dãi

Hít thở sâu và đúng cách có thể giúp bạn điều chỉnh hơi thở dễ dàng hơn, từ đó tập cho bạn thói quen hít vào bằng mũi thay vì bằng miệng.

6. Cách trị ngủ chảy nước miếng bằng thuốc chống dị ứng

Nếu như bạn đang bị dị ứng thì việc uống thuốc chống dị ứng cũng có thể giúp bạn chấm dứt việc chảy nước miếng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dị ứng để tìm ra phương pháp và các loại thuốc phù hợp với bạn.

7. Bọc gối kĩ càng trước khi ngủ

Cách này không giúp bạn trị chứng chảy dãi trong khi ngủ, nhưng nó sẽ giúp bạn đỡ bực mình và căng thẳng vào mỗi buổi sáng. Ai hay bị chảy nước miếng khi ngủ sẽ đều hiểu cảm giác khó chịu và phiền toái khi sáng nào cũng phải đem gối đi giặt. Tuy nhiên, bạn có thể giải quyết được vấn đề trên bằng cách sau: bọc gối bằng khăn thấm hoặc mảnh vải nào đó trước khi ngủ và tháo nó ra khi thức dậy. Điều này sẽ giúp cho gối của bạn luôn sạch sẽ.

Chảy nước miếng khi ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, bạn đừng để giấc ngủ bị ảnh hưởng vì quá lo lắng hay cảm thẩy xấu hổ vì điều đó nhé. Hãy thử áp dụng 7 cách trị ngủ chảy nước miếng trên để kiểm soát tình trạng này. Bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra những thành quả tích cực từ việc thay đổi các thói quen nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How to Stop Drooling at Night http://www.healthguidance.org/entry/15551/1/How-to-Stop-Drooling-at-Night.html. Ngày truy cập 27/11/2016.

Why Do I Drool in My Sleep? http://www.newhealthadvisor.com/Why-Do-I-Drool-in-My-Sleep. Ngày truy cập 27/11/2016.

How to Deal with Excessive Drooling While Sleeping http://sleepingresources.com/how-to-deal-with-excessive-drooling-while-sleeping/. Ngày truy cập 27/11/2016.

Phiên bản hiện tại

05/09/2023

Tác giả: Vương Austin

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoa Vũ

avatar

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Vương Austin · Ngày cập nhật: 05/09/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo