backup og meta

Tác hại của nấm linh chi: Hiểu để dùng đúng!

Tác hại của nấm linh chi: Hiểu để dùng đúng!

Hiện nay, trong việc kiểm soát và cải thiện nhiều vấn đề về sức khỏe theo y học cổ truyền, nấm linh chi là một cái tên không còn quá xa lạ. Loại dược liệu này còn được “đặt lên bàn cân” với nhân sâm về thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách, bạn vẫn có nguy cơ gặp phải những tác hại của nấm linh chi, thậm chí còn là những tác hại nghiêm trọng.

Trong bài viết này, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về cách sử dụng để hạn chế tối thiểu những tác hại của nấm linh chi nhé! 

Tác hại của nấm linh chi khi dùng sai cách 

tác hại của nấm linh chi

Nấm linh chi là một loại dược liệu quý đem lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, giúp phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh, từ tim mạch, sinh dục đến các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, hô hấp, suy nhược… Tuy nhiên, loại nấm này cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ, đặc biệt là khi bạn dùng sai cách. 

Dưới đây là một số tác hại của nấm linh chi mà bạn cần lưu ý khi sử dụng:  

  • Nấm linh chi có công dụng hạ huyết áp. Tuy nhiên, đây cũng chính là tác hại của nấm linh chi cho người đang dùng thuốc hạ áp hay có huyết áp thấp. Những đối tượng này khi sử dụng nấm linh chi có thể gây hạ huyết áp sâu, dẫn đến chóng mặt, hoa mắt. 
  • Nấm linh chi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu một số người, đặc biệt là bệnh nhân bị rối loạn chảy máu. Vì thế, bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân cần ngưng sử dụng nấm linh chi trong vòng 2 tuần trước khi phẫu thuật. 

Ngoài những tác hại kể trên, khi dùng nấm linh chi hoặc các chiết xuất từ nấm linh chi, bạn cũng có nguy cơ gặp phải những tác dụng phụ của nấm linh chi như: chóng mặt, khô miệng, ngứa, buồn nôn, đau dạ dày và phát ban.

Trước khi có ý định sử dụng nấm linh chi để điều trị bệnh hay chăm sóc sức khỏe, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Trong quá trình sử dụng loại dược liệu này, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, nên ngừng sử dụng nấm linh chi và đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử trí kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm: Nấm lim xanh Quảng Nam: cùng tìm hiểu công dụng và cách dùng

Cách sử dụng nấm linh chi hiệu quả và an toàn 

tác hại của nấm linh chi

Tác hại của nấm linh chi chỉ thực sự nguy hiểm khi bạn lạm dụng hoặc dùng sai cách. Loại dược liệu này có rất nhiều cách để sử dụng khác nhau. Bạn có thể nấu nước uống như nước trà, sử dụng dạng bột hoặc chiết xuất từ nấm linh chi. Vì có vị đắng chát và khó uống với một số người nên bạn có thể phối hợp nấm linh chi cùng với cam thảo, mật ong, atiso hay các loại thảo dược khác tùy vào mục đích sử dụng. 

Dưới đây là một số cách sử dụng nấm linh chi an toàn và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo: 

Cách 1: Dùng nấm linh chi nấu nước uống  

Cho 15–30g nấm linh chi cắt lát vào 2 lít nước, đun sôi, để nhỏ lửa trong 10 phút. Sau đó vớt nấm ra và tiếp tục thái lát mỏng hơn, cho vào nước thuốc lần 1 để tiếp tục đun sôi lửa nhỏ trong 10 phút nữa. Thêm đường hoặc mật ong (nếu thích) vào uống khi lúc nước còn ấm.  

Cách 2: Dùng nấm linh chi hãm trà 

Cho nấm linh chi đã thái lát và nước sôi vào bình thủy để hãm như hãm trà trong 1 giờ và uống dần trong ngày. 

Cách 3: Sử dụng nấm linh chi dạng bột

Nấm linh chi cũng thường được sử dụng dưới dạng bột. Cho khoảng 3-5g bột linh chi cùng với nước sôi vào ấm đun để hãm như hãm trà, dùng uống cả nước lẫn bột. Đây là một trong những cách được xem là tận dụng triệt để lợi ích từ nấm linh chi. Bởi một số hoạt chất khi hãm vẫn còn được giữ lại trong phần bột nấm mà không hòa vào nước. Phần xác nấm chứa nhiều chất xơ, cần được dùng sau ăn 30 phút đối với người bị viêm loét dạ dày hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nấm linh chi để nấu canh, nấu súp và ngâm rượu để uống. Một trong những lưu ý quan trọng để tránh tác hại của nấm linh chi khi sử dụng là luôn dùng trong liều khuyến cáo từ bác sĩ, không nên lạm dụng dù chúng mang lại những lợi ích sức khỏe đáng mong chờ. 

Lưu ý khi sử dụng để hạn chế tác hại của nấm linh chi

Đối với người lớn, liều dùng khuyến cáo của nấm linh chi là 1400-5400 mg uống hằng ngày, liều này được điều chỉnh thấp hơn đối với các chiết xuất từ nấm. 

  • Phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng nấm linh chi. Các dữ liệu về tính an toàn của loại dược liệu này với thời kỳ mang thai và cho con bú chưa được rõ ràng. 

Những ai không nên dùng nấm linh chi? Cần thận trọng khi sử dụng nấm linh chi trong các trường hợp: 

  • Người đang điều trị với thuốc tiểu đường hoặc các dùng các loại viên uống bổ sung giúp kiểm soát đường huyết. Bởi nấm linh chi có nguy cơ gây hạ đường huyết quá mức.  
  • Người đang điều trị bằng thuốc hạ huyết áp hoặc các loại thảo dược, thực phẩm bổ sung sức khỏe kiểm soát làm giảm huyết áp.
  • Người đang dùng thuốc chống đông máu (chống kết tập tiểu cầu) hoặc sử dụng các loại thảo dược có tác dụng kháng đông máu. 

Qua những thông tin trên đây, Hello Bacsi hy vọng đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về tác hại của nấm linh chi và cách để sử dụng nấm linh chi sao an toàn hiệu quả. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích để bạn chăm sóc sức khỏe của mình nhé!

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Reishi Mushroom: MedlinePlus Supplements

https://medlineplus.gov/druginfo/natural/905.html

Ngày truy cập: 11/10/2022

Công dụng của nấm linh chi 

https://www.vienydhdt.gov.vn/tin-tuc/thong-tin-vien/cong-dung-cua-nam-linh-chi.html

Ngày truy cập: 11/10/2022

Công dụng của nấm Linh chi – Bệnh viện Nhân Dân 115

http://benhvien115.com.vn/tin-tuc-va-hoat-dong/cong-dung-cua-nam-linh-chi/20191206094214845

Ngày truy cập: 11/10/2022

Traditional uses, chemical components and pharmacological activities of the genus Ganoderma P. Karst.: a review

https://pubs.rsc.org/en/content/articlehtml/2020/ra/d0ra07219b

Ngày truy cập: 11/10/2022

Nấm linh chi dưỡng tâm, an thần – Khám chữa bệnh, phổ biến kiến thức y học – Cổng thông tin điện tử Sở y tế Hà Nội

https://soyte.hanoi.gov.vn/kham-chua-benh-pho-bien-kien-thuc-y-hoc/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/nam-linh-chi-duong-tam-an-than

Ngày truy cập: 11/10/2022

 

Phiên bản hiện tại

17/10/2022

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Nấm ngọc cẩu: Liệu có phải “thần dược” cho nam giới?

Bài thuốc trị tiểu đường với 4 loại thảo dược quý giúp đẩy lùi biến chứng


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 17/10/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo