Tên thông thường: phan tả diệp, tiêm diệp
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Tên thông thường: phan tả diệp, tiêm diệp
Tên khoa học: senna alexandrina
Tên tiếng Anh: senna
Phan tả diệp là loại cây bụi, cao khoảng 50-100cm, lá mọc so le. Hoa mọc thành chùm, có từ 6-14 hoa, cánh hoa màu vàng. Quả phan tả diệp loại đậu, dẹt, dài 4-6cm, chứa từ 6-8 hạt màu lục nâu.
Lá phan tả diệp được phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ 40-50 độ C, bảo quản nơi khô ráo để dùng làm thuốc.
Ở nước ta, cây phan tả diệp được trồng và phát triển tốt ở Phú Yên, Ninh Thuận, Hà Nội, Sa Pa.
Phan tả diệp là thuốc nhuận tràng, vì vậy được sử dụng để điều trị chứng táo bón và làm sạch ruột trước khi chẩn đoán xét nghiệm như nội soi.
Phan tả diệp cũng được sử dụng cho hội chứng ruột kích thích, bệnh trĩ và giảm cân.
Phan tả diệp có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ, nhà thảo dược để biết thêm thông tin.
Phan tả diệp chứa rất nhiều chất sennosides. Chất này kích thích lớp lót của ruột, có tác dụng nhuận tràng.
Bạn hãy thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.
Lá phan tả diệp chứa các hợp chất anthraglycosid như sennosid A, B, C, D, G, aloe-emodin dianthron glycoside, trong đó chủ yếu là sennosid A, B, C, D; các anthranoid ở dạng tự do, trong đó chủ yếu là rhein, aloe-emodin, chrysophanol.
Ngoài ra, còn có các dẫn chất của flavonoid như kaempferol, isorhamnetin, chất nhựa.
Đối với táo bón ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: bạn dùng 17,2mg/ngày. Bạn không dùng 34,4mg/ngày.
Đối với táo bón ở trẻ em dưới 12 tuổi: bạn cho trẻ dùng 8,5mg/ngày.
Đối với táo bón ở người cao tuổi: bạn dùng 17mg/ngày.
Đối với táo bón ở phụ nữ mang thai: bạn dùng 28mg chia hai lần.
Liều dùng của phan tả diệp có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Một số bài thuốc của phan tả diệp
Bài thuốc giúp nhuận tràng, làm mềm phân, chống táo bón
Bạn hãm lá phan tả diệp mỗi lần 3-4g. Ngày uống 1 lần vào buổi sáng, trước bữa ăn.
Bài thuốc giúp gây xổ mạnh, trị đại tràng thực nhiệt, phân táo kết nhiều
Bạn có có thể dùng từ 5-7g là phan tả diệp.
Bài thuốc giúp tăng nhẹ nhu động ruột, giúp cho tiêu hóa được tốt
Bạn dùng lá phan tả diệp 1-2g/ngày. Sau khi uống, độ 6-7 tiếng là có tác dụng.
Phan tả diệp có các dạng bào chế:
Khi sử dụng phan tả diệp bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như đau bụng dữ dội, tiêu chảy nặng, sụt cân, táo bón nặng hơn (sau khi ngừng dùng phan tả diệp), hạ kali, buồn nôn, đau bụng trên, ngứa, chán ăn, nước tiểu đậm, phân màu đất sét, vàng da. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị các dấu hiệu của phản ứng dị ứng như phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng. Bạn hãy báo cho thầy thuốc ngay nếu có tác dụng phụ nào nghiêm trọng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp một số triệu chứng khác như co thắt dạ dày, đầy bụng, khí, tiêu chảy nhẹ, đau khớ hoặc nước tiểu đổi màu.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:
Thảo dược này gây tăng co bóp cơ trơn tử cung và bàng quang, do đó, những người có thai, viêm bàng quang, viêm tử cung kiêng dùng.
Người táo bón do co thắt đại tràng hoặc viêm đại tràng cũng không được dùng phan tả diệp.
Những quy định cho phan tả diệp ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Bạn cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng phan tả diệp với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Sử dụng phan tả diệp trong thởi kỳ mang thai lâu dài hoặc liều cao có thẽ gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng bao gồm phụ thuộc thuốc nhuận tràng và tổn thương gan.
Bạn tránh dùng phan tả diệp cho người đang cho con bú vì các anthranoid rất dễ hấp thu qua sữa sẽ làm trẻ bị tiêu chảy.
Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn hãy tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng phan tả diệp với:
Ngoài ra, phan tả diệp có thể tương tác với một số bệnh như:
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!