
Theo Y học cổ truyền, đây là vị thuốc có vị cay, tính nóng, có độc; có tác dụng sát trùng, thông khiếu, tiêu viêm. Do có độc tính nên long não thường được sử dụng làm thuốc bôi ngoài da hơn là uống. Các sản phẩm chế biến từ cây có thể sử dụng bôi trực tiếp trên da hoặc dùng như một chất tỏa mùi. Để đảm bảo an toàn, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng vì các sản phẩm khác nhau sẽ có cách dùng và công dụng khác nhau.
Công dụng chính của tinh dầu long não là hít để giảm ho, bảo vệ đường hô hấp trên. Tuy nhiên phải được sử dụng với liều lượng phù hợp.
Bên cạnh đó, nó có thể được dùng xoa bóp ngoài để giảm đau và sát trùng, chống ngứa, trị nấm mốc chân, mụn cơm, loét lạnh, bệnh trĩ và viêm xương khớp. Ngoài ra, nó còn có tác dụng tăng lưu lượng máu cục bộ, giảm sưng tấy và các cơn đau do kích ứng da gây ra.
Theo Y học hiện đại, tinh dầu long não có tác dụng làm hưng phấn trung khu thần kinh, tăng cường hô hấp và tuần hoàn. Sử dụng bôi ngoài da cho cảm giác mát lạnh, liều phù hợp có tác dụng gây tê, giảm đau. Bên cạnh đó, bôi tinh dầu này còn được chứng minh hiệu quả trong các bệnh nấm ngoài da.
Hẳn nhiều người chưa biết tinh dầu của thảo dược này là một trong những thành phần của các loại thuốc nhỏ tai, chất kháng khuẩn cho ống tủy răng bị nhiễm trùng trong nha khoa và dược phẩm trị bỏng.
Liều dùng và độc tính của long não
Liều uống trong: 0,03-0,1g/ ngày thuốc tán hoặc rượu.
Liều 0,5-1g có thể gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, gây kích thích mạnh. Uống trên 2g có thể gây nói sảng, co giật, dẫn đến tử vong.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!