backup og meta

Nấm agaricus

Nấm agaricus

Nấm agaricus được tìm thấy ở Brazil, Trung Quốc và Nhật Bản. Đây là loại thảo dược thường được dùng để hỗ trợ điều trị các chứng như đái tháo đường tuýp 2, ung thư, bệnh gan, các vấn đề về tiêu hóa…

Tên thông thường: Agaric, Agaricus, Agarikusutake, Brazil Mushroom, Brazilian Mushroom, Brazilian Sun-Mushroom, Callampa Agaricus, Champignon Agaric, Champignon Brésilien, Champignon du Brésil, Cogumelo do Sol, Kawariharatake, Himematsutake, Mushroom, Sun Mushroom.

Tên khoa học: Agaricus blazei

Tác dụng

Nấm agaricus dùng để làm gì?

Nấm agaricus là một loại nấm được tìm thấy ở Brazil, Trung Quốc và Nhật Bản. Đây là loại thảo dược thường được dùng trong điều trị các tình trạng và bệnh lý sau:

Ngoài ra, loại nấm này còn có thể được sử dụng cho các mục đích khác như tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng (stress)… Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của nấm agaricus là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thảo dược này. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng nấm agaricus có chứa hoạt chất cải thiện việc sử dụng insulin của cơ thể và làm giảm đề kháng insulin ở người bị tiểu đường tuýp 2. Đồng thời, hoạt chất trong nấm agaricus có thể tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự phát triển khối u và hoạt động như một chất chống oxy hoá. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của nấm Agaricus là gì?

liều dùng nấm agaricus

Đối với bệnh tiểu đường: bạn cho người bệnh dùng 500mg chiết xuất nấm Agaricus 3 lần/ngày.

Đối với người cần bồi bổ cơ thể: bạn uống 500mg hai đến 3 lần/ngày.

Liều dùng của nấm agaricus có thể khác nhau đối với những bệnh nhân tuỳ theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe của bạn và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của nấm agaricus là gì?

Thảo dược này được bào chế dưới dạng viên nang 200mg/350mg/500mg.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng nấm agaricus?

tác dụng phụ

Bạn có thể gặp một số tác dụng phụ sau khi dùng nấm agaricus:

Đây chưa phải là tất các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, bạn hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Những lưu ý trước khi bạn dùng nấm agaricus

nấm agaricus

Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú thì chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào có trong nấm agaricus hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như dị ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của nấm agaricus như thế nào?

Không có đủ thông tin việc sử dụng nấm agaricus trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Đối với bệnh nhân chờ phẫu thuật, bạn cần ngừng dùng thảo dược ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược này.

Tương tác

Nấm agaricus có thể tương tác với những yếu tố nào?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng.

Các thuốc đái tháo đường có thể tương tác với thảo dược này bao gồm glimepiride (Amaryl®), glyburide (DiaBeta®, Glynase® PresTab®, Micronase®), insulin, pioglitazone (Actos®), rosiglitazone (Avandia®), chlorpropamide (Diabinese®), glipizide (Glucotrol®), tolbutamide (Orinase®) và một số loại thuốc khác.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Herbs and Supplements for Diabetes
https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/herbs-supplements
Ngày truy cập 11/3/2017.

Diabetes Alternative Treatments
https://www.healthline.com/health/diabetes-alternative-treatments
Ngày truy cập 11/3/2017.

Agaricus
http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-1109-acai.aspx?activeingredientid=1109
Ngày truy cập 11/3/2017.

Agaricus
http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-1165-agaricus%20mushroom.aspx?activeingredientid=1165
Ngày truy cập 11/03/2017.

Agaricus
https://www.globalhealingcenter.com/natural-health/benefits-of-agaricus-blazei-murrill-mushroom/
Ngày truy cập 11/03/2017.

Phiên bản hiện tại

22/06/2020

Tác giả: Quyên Thảo

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn bao nhiêu protein?

Bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 22/06/2020

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo